Có tiền nên đầu tư vào đâu trong năm 2017?

Sự kiện: Tin nóng

Các chuyên gia tài chính đưa ra giải pháp đầu tư sinh lời, tránh rủi ro trong năm 2017

Có tiền nên đầu tư vào đâu trong năm 2017? - 1

Năm 2017 đầu tư vào đâu để sinh lời hiệu quả?

Trước câu hỏi, nếu có tiền nên đầu tư vào đâu trong năm 2017, chuyên gia tài chính Nguyễn Trí Hiếu nhận định: "Nếu tôi có 1 tỷ tôi bỏ ngân hàng nhận lãi suất khoảng 6%, an toàn nhất". Ngắn gọn không kém, PGS.TS. Ngô Trí Long, nguyên Viện trưởng Viện Quản lý giá (Bộ Tài chính) cho rằng: "Lợi nhuận cao, rủi ro cao, tôi có tiền không có gì tốt hơn là gửi tiết kiệm".

Theo Luật sư Trương Thanh Đức,Chủ tịch Công ty Luật Basico, ông sẽ đầu tư bất động sản với điều kiện phải sửa luật liên quan. Còn với Giám đốc Chiến lược đầu tư Công ty Chứng khoán Maritime  Lê Đức Khánh, ông cho rằng chỉ đầu tư chứng khoán. "Tôi tâm đắc cổ phiếu thường và lợi nhuận phi thường. Kênh đầu tư chứng khoán vượt trội liên tục nhiều năm qua. Năm 2017 đầu tư chứng khoán áp dụng với nhà đầu tư kiên nhẫn có tầm nhìn, các ngành khởi sắc, các doanh nghiệp gặp khó khăn nhưng đã vượt qua, ưu tiên của tôi của tôi là những cổ phiếu vốn hoá trung bình của những nhóm tăng trưởng có chu kỳ như thép, cao su tự nhiên; về giá trị ưu tiên dầu khí… cơ hội nửa đầu 2017 sẽ rất lớn", ông Khánh phân tích.

Nhấn mạnh quan điểm "không bỏ tất cả trứng vào một giỏ", TS. Nguyễn Tú Anh, Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách tiền tệ, Ngân hàng Nhà nước, cho biết: "Nếu nhiều tiền tôi đầu tư cả 5 kênh...Tôi cho rằng đầu tư an toàn nhất là tiền gửi, chứng khoán cũng là 1 kênh hiệu quả".

Trong khi đó, nhận định về bức tranh nền kinh tế 2017, chuyên gia TS. Võ Trí Thành nói: "Tình hình khó khăn đang có nhiều điểm nghẽn nhưng cũng đang có những tia sáng. Việt Nam phải đủ tự tin, đủ linh hoạt trong cải cách". Theo vị chuyên gia, Việt Nam có thể có khác biệt nhưng kinh tế thế giới đang có chung 3 đặc điểm. Đó là phục hồi rất khó khăn trong khi thương mại hàng hóa giảm; Rủi ro và bất định trong địa chính trị, giá ra tăng; Tư tưởng chống rủi ro thương mại tăng lên.

"Về vĩ mô, khó khăn và lòng tin chưa cao đang là những tồn tại. Động lực cho tăng trưởng của Việt Nam gần đây và trong năm tới vẫn sẽ là công nghiệp chế tác, khối FDI, xây dựng và một số lĩnh vực dịch vụ.Năm tới nông nghiệp sẽ có thể cải thiện. Động lực cho ngành xây dựng cũng sẽ gặp những khó khăn. Dự báo bất động sản gần đây cho thấy 2017 sẽ chưa vào giai đoạn bong bóng. Dịch vụ liệu Việt Nam có thu hút được nhiều khách du lịch nước ngoài không vẫn là câu hỏi. Đầu tư trong năm tới có thể sẽ không được nhiều như năm nay. Tín dụng ODA khoảng 12 đến 13%. Xuất khẩu đã đặt mục tiêu thận trọng hơn, tiêu dùng vẫn là điểm sáng, trong thống kê, Việt Nam vẫn là một trong số những người lạc quan trong khu vực châu Á. Tất cả các dự báo gần đây đều cho rằng tăng trưởng của Việt Nam trần khoảng 6,5%; thấp là 6% để nói chúng ta vẫn có cơ hội nhưng thực sự khó khăn, cần khéo léo và quyết liệt trong cải cách", chuyên gia Võ Trí Thành đặt vấn đề.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
theo Hoàng Ngân (Báo Giao thông)
Tin nóng Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN