Cháy chung cư khiến 13 người tử vong: Ai phải chịu trách nhiệm bồi thường?

Sau nhiều vụ cháy chung cư, gần nhất là vụ hỏa hoạn kinh hoàng vừa xảy ra tại chung cư cao cấp Carina Plaza, quận 8 (TP.HCM) khiến hàng chục người bị thương vong, còn nhiều xe máy, ô tô bị cháy rụi. Câu hỏi đặt ra ai phải chịu trách nhiệm bồi thường?

Cháy chung cư khiến 13 người tử vong: Ai phải chịu trách nhiệm bồi thường? - 1

Sau nhiều vụ cháy chung cư, trách nhiệm bồi thường thuộc về ai?

Chia sẻ với PV Infonet, chủ đầu của nhiều dự án ở Hà Nội cho hay, tất cả hệ thống kỹ thuật phòng cháy, báo cháy đều có tiêu chuẩn phòng cháy chữa cháy (PCCC) mà công an PCCC đã trực tiếp rà soát, kiểm tra kỹ, chặt chẽ… một vật liệu không đủ hệ số chịu nóng cũng bị yêu cầu thay thế, hàng năm công an PCCC đều có kiểm tra, diễn tập… nên đây là “hàng rào” khó mà có sơ xuất vượt qua, nhất là chung cư mới xây dựng bây giờ.

Tuy nhiên, theo ông việc xảy ra hỏa hoạn cũng còn do ý thức của người sử dụng chung cư, điều này rất quan trọng.

Để giải quyết câu chuyện về trách nhiệm, theo vị này, chủ đầu tư dứt khoát phải mua bảo hiểm cháy nổ để đề phòng thiệt hại, nhưng chủ đầu tư chỉ có trách nhiệm đến lúc có Ban bản trị nhà chung cư.

Khi đã có Ban quản trị, đã bàn giao kinh phí bảo trì thì Ban quản trị phải sử dụng kinh phí này để bảo trì bảo dưỡng tòa nhà, trong đó có cả chi phí bảo hiểm cháy nổ.

“Như vậy, nếu dự án nào chưa bàn giao kinh phí bảo trì, chưa có Ban quản trị thì trách nhiệm thuộc chủ đầu tư; còn khi đã bàn giao phí bảo trì, đã có Ban quản trị thì trách nhiệm thuộc Ban quản trị tòa nhà”, vị chủ đầu tư này nói.

Cũng theo ông, cơ quan chức năng sẽ truy tìm nguyên nhân xảy ra hỏa hoạn. Nếu cháy chung cư do chập cháy điện vì sử dụng quá tải thì người sử dụng gây chập cháy đó phải chịu trách nhiệm. Còn chập cháy vô tình do lỗi thi công mà chung cư mới, vẫn còn thời gian bảo hành thì đơn vị thi công, đơn vị kiểm định phải chịu trách nhiệm. Còn nếu chung cư hết thời gian bảo hành 24 tháng theo quy định thì đó là may rủi ngẫu nhiên thì bảo hiểm sẽ đền bù thiệt hại.

“Công trình bắt buộc phải mua bảo hiểm cháy nổ là đúng, tức là bảo hiểm đó sẽ đảm bảo quyền lợi cho người dân cả về tính mạng và tài sản, trong khi chung cư vẫn do chủ đầu tư quản lý thì chủ đầu tư phải mua; còn dự án đã bàn giao cho Ban quản trị thì Ban quản trị phải đứng ra mua. Nên vận động để người dân, Ban quản trị các khu chung cư nhận thức được đây là vấn đề an  toàn tính mạng, tài sản chung cho toàn xã hội nên phải mua bảo hiểm cháy nổ”, vị chủ đầu tư này nhấn mạnh.

Theo tìm hiểu, tại khoản 9, điều 38 Thông tư 02/2016/TT-BXD ngày 15/2/2016 của Bộ Xây dựng ban hành quy chế quản lý, sử dụng nhà chung cư, chủ đầu tư dự án xây dựng nhà chung cư có trách nhiệm mua bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc theo quy định của Luật Phòng cháy, chữa cháy và pháp luật về kinh doanh bảo hiểm.

Trong trường hợp xảy ra cháy nổ ngoài ý muốn, đơn vị bảo hiểm sẽ có trách nhiệm bồi thường.

Tuy nhiên, điều 10 Nghị định 130/2006/NĐ-CP ngày 8/11/2006 của Chính phủ quy định chế độ bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc thì trường hợp những thiệt hại do cố ý vi phạm những quy định về phòng cháy, chữa cháy thì sẽ không được doanh nghiệp bảo hiểm bồi thường thiệt hại.

Khi đó, dựa theo khoản 10, điều 38 Thông tư 02/2016/TT-BXD, chủ đầu tư phải có trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho bên bị thiệt hại theo thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật. 

Tuy nhiên, từ ngày 15/4/2018 tới đây, Nghị định 130/2006/NĐ-CP sẽ hết hiệu lực thi hành và được thay thế bởi Nghị định 23/2018/NĐ-CP. Nghị định 23/2018 cũng quy định chung cư phải mua bảo hiểm cháy nổ bắt buộc.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Minh Thư (Infonet)
Cháy chung cư 13 người chết Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN