Bỏ giấy phép con, đừng để ‘trên cởi dưới nghẽn’

Sự kiện: Kinh Doanh

Đừng nhìn vào các con số mà nhìn vào thực tế. Cắt giảm 675, 700, thậm chí 1.000 điều kiện kinh doanh không nói lên điều gì cả.

Con số có thể cao hơn hoặc cũng có thể thấp hơn. Điều quan trọng là việc cắt giảm ấy có đi vào thực chất hay không, có tạo điều kiện thuận lợi, môi trường kinh doanh thông thoáng cho doanh nghiệp và người dân hay không. Cắt giảm phải là thực chất chứ không phải đưa các con số ra cho đẹp.

Đây là nội dung được Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh nhấn mạnh tại cuộc họp ban soạn thảo về cắt giảm các điều kiện đầu tư kinh doanh của Bộ Công Thương ngày 13-10. Bộ trưởng cho biết quan điểm của Bộ là chuyển đổi phương thức quản lý nhà nước bằng việc chuyển dần sang hậu kiểm trong xây dựng, thực hiện các điều kiện kinh doanh; phương án cắt giảm, đơn giản hóa điều kiện đầu tư kinh doanh cần phải gắn với công tác cải cách hành chính, đặc biệt là công tác cải cách thể chế, cải cách thủ tục hành chính.

Bỏ giấy phép con, đừng để ‘trên cởi dưới nghẽn’ - 1

Hình minh họa

“Chúng ta không chỉ thay đổi phương thức quản lý từ tiền kiểm sang hậu kiểm mà là thay đổi tư duy quản lý. Nếu không thống nhất từ trên xuống dưới thì nguy cơ trên cởi dưới nghẽn - mở cổng nhưng không trổ cửa là có thể thấy nhãn tiền” - Bộ trưởng Trần Tuấn Anh nhấn mạnh.

Chia sẻ tại cuộc họp, TS Đặng Quang Vinh, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM), cho rằng cần phải tiếp tục rà soát và bổ sung một số tiêu chí như thế nào là điều kiện kinh doanh gắn với mục tiêu quản lý. “Liệu có cần giữ lại các giấy phép trong khi đã chuyển sang hậu kiểm, hay chỉ cần doanh nghiệp đáp ứng đủ điều kiện là được kinh doanh? Nhà nước có thể kiểm tra doanh nghiệp định kỳ hoặc bất thường nhưng hiện giờ vẫn còn rất nhiều giấy phép, giấy chứng nhận. Còn nhiều giấy phép thì vẫn còn nhiều không gian để cải cách” - ông Vinh nói.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Trà Phương (Pháp luật TPHCM)
Kinh Doanh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN