Vị thuốc đa năng từ cây xấu hổ

Sự kiện: Món ăn bài thuốc

Cây xấu hổ thường mọc hoang ở vùng trung du và miền núi. Toàn cây có gai sắc. Cây mọc riêng hoặc dựa vào cây khác thành một mảng um tùm.

Cây xấu hổ thường mọc hoang ở vùng trung du và miền núi. Toàn cây có gai sắc. Cây mọc riêng hoặc dựa vào cây khác thành một mảng um tùm. Cây còn có tên khác là cây thẹn, cây trinh nữ. Khi thu hái xong, mang về thái nhỏ, phơi khô để dùng dần.

Theo Đông y, cây xấu hổ có tác dụng trừ phong thấp, bổ tâm an thần, chống viêm, chống sởi... Đặc biệt, cây xấu hổ dùng có hiệu quả nhất trong trị bệnh về thận, tiết niệu và phong tê thấp. Sau đây là một số bài thuốc trị bệnh có cây xấu hổ:

Trị đau mỏi lưng, tiểu buốt, tiểu dắt: xấu hổ, thủy long, biển súc, cây cối xay mỗi vị 20g; thương nhĩ 16g. Sắc uống ngày 1 thang.

Trị khớp gối bị đau nhức kéo dài, hạn chế vận động: rễ cỏ xước, rễ cây xấu hổ, nam tục đoạn mỗi vị 20g; kinh giới, ngải diệp, đơn hoa, mỗi vị 16g; quế vỏ 10g. Các vị cho vào nồi, đổ 1 lít nước, sắc lọc bỏ bã lấy 350ml, chia 2 lần uống trong ngày.

Trị viêm khớp cấp tính: Người bệnh khớp sưng đau đột ngột, sốt, người mệt mỏi, ăn uống kém. Dùng bài: cây xấu hổ, cà gai leo, nam tục đoạn, rễ cỏ xước, rễ cúc tần, thổ phục linh, mỗi vị 20g. Sắc uống ngày 1 thang, sắc 3 lần uống 3 lần.

Vị thuốc đa năng từ cây xấu hổ - 1

Đau lưng.

Nếu mất ngủ, gia: hắc táo nhân, lá vông mỗi vị 16g.

Nếu trong bụng đói cồn cào, xót ruột, gia: hoài sơn, liên nhục, mỗi vị 16g; cam thảo 10g.

Nếu người bệnh đau, rát họng, gia: cát cánh, mạch môn, kinh giới mỗi vị 16g.

Đau thần kinh vai, cổ do nhiễm phong hàn: cây xấu hổ, rễ bưởi bung, mỗi vị 20g; phong phong, kinh giới, thiên niên kiện, tất bát, mỗi vị 12g; tục đoạn, ngũ gia bì, rễ cúc tần, mỗi vị 16g; quế vỏ, trần bì, mỗi vị 10g; tế tân 6g. Sắc uống ngày 1 thang, sắc 3 lần uống 3 lần.

Trị tiểu buốt, tiểu dắt do bàng quang bị thấp nhiệt: cây xấu hổ, mã đề thảo, đinh lăng, dấp cá, mỗi vị 20g; chi tử, hoàng cầm, mỗi vị 12g. Sắc uống ngày 1 thang, sắc 3 lần uống 3 lần.

Trị sỏi thận: rễ cây xấu hổ, ích mẫu, kim tiền thảo, đinh lăng, thài lài tía mỗi vị 20g; cây cối xay 16g. Sắc uống ngày 1 thang, sắc 3 lần uống 3 lần. Nên uống từ 5 - 8 ngày.

Trị căng thẳng thần kinh, stress: cây xấu hổ, tang diệp, đinh lăng, mỗi vị 20g; thảo quyết minh (sao kỹ), xuyên khung, đương quy, mỗi vị 16g; táo tàu 5 quả. Sắc uống ngày 1 thang, sắc 3 lần uống 3 lần.

Món ngon - Thuốc trị bệnh từ lòng mề gà

Trong Y học cổ truyền, lòng mề gà và các bộ phận khác của gà như thịt, xương, nội tạng đều có thể dùng làm thuốc.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Lương y: Thanh Ngọc ([Tên nguồn])
Món ăn bài thuốc Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN