Những xu hướng mang thai, sinh nở kỳ quặc và nguy hiểm nhất thế kỷ 21

Phụ nữ mang thai và sinh nở vốn dĩ là chuyện tất nhiên để duy trì sự tồn tại của con người. Nhưng quanh chuyện tưởng rất bình thường này lại xảy ra những điều kỳ quặc như gần đây là xu hướng sinh xong không cắt dây rốn, sinh con thuận tự nhiên… gây nguy hiểm cho cả mẹ và con.

Sinh xong không cắt dây rốn

Thông thường, khi một em bé sinh ra đều được cắt dây rốn nhưng với những người sinh con theo phương pháp liên sinh (lotus birth) lại giữ nguyên dây rốn và đựng trong chậu hay bát rồi chờ đến khi tự rụng. Tuy nhiên, TS. Saima Aftab, giám đốc Trung tâm chăm sóc thai nhi tại Bệnh viện nhi Nicklaus ở Miami, Mỹ cho biết việc làm này hết sức nguy hiểm vì khi bánh nhau đã ra khỏi cơ thể người mẹ, để tự nhiên trong môi trường bên ngoài thì nó không còn được nuôi dưỡng nữa. Cộng với việc xâm nhập của vi khuẩn, bánh nhau sẽ bị phân hủy, là môi trường lý tưởng cho vi khuẩn phát triển và lây lan sang trẻ sơ sinh. Về lợi ích của phương pháp này đến nay chưa được chứng minh và cũng hầu như chưa có nghiên cứu thực sự nào đi sâu tìm hiểu vấn đề này mà trên thế giới mới chỉ có một số báo cáo ca lâm sàng.

Những xu hướng mang thai, sinh nở kỳ quặc và nguy hiểm nhất thế kỷ 21 - 1

Sinh con thuận tự nhiên tại nhà

Sinh con thuận tự nhiên tại nhà là khi người phụ nữ sinh con mà không có sự giúp đỡ của bác sĩ hay nữ hộ sinh. Hơn nữa, những phụ nữ sinh con theo phương pháp này cũng bỏ qua các kiểm tra thai thông thường như siêu âm tại những thời điểm quan trọng của quá trình mang thai. Sinh con không cần sự chăm sóc y tế hay sinh con thuận tự nhiên là việc bất đắc dĩ khi y tế chưa phát triển và đã không còn xuất hiện hàng trăm năm nay nhưng thực tế gần đây lại được một số người hưởng ứng. Tuy nhiên, việc làm này cũng rất nguy hiểm do trong quá trình sinh con, cả người mẹ và trẻ sơ sinh có thể gặp rất nhiều biến số bất ngờ cần phải được bác sĩ chuyên khoa xử lý ngay với sự hỗ trợ của các trang thiết bị y tế cần thiết như băng huyết, sót nhau, nhiễm khuẩn với mẹ, suy hô hấp, uốn ván rốn, nhiễm trùng… với con.

Sinh sản cực khoái

Quá trình sinh con luôn khiến người phụ nữ vật vã trong những cơn đau chuyển dạ và nhiều người không thể chịu đựng được phải tìm đến những biện pháp giảm đau đớn. Một trong những phương pháp này là sinh sản cực khoái, nghĩa là thay vì trải qua những cơn đau dữ dội, người mẹ lại trải qua cảm giác vui vẻ, thỏa mãn. Theo, nhà giáo dục sinh con Debra Pascali-Bonaro thì mọi người thường hoài nghi về khái niệm trải nghiệm niềm vui trong khi sinh bởi họ cho rằng ý tưởng về cảm xúc tình dục trong khi sinh là không thể chấp nhận. Nhưng trong một nghiên cứu năm 2013 tại Mỹ các nữ nữ hộ sinh tại bệnh viện sản khoa cho biết đã chứng kiến ​​sự cực khoái trong khoảng 0,3% số ca sinh. Tuy nhiên, để thực hiện được biện pháp này, phụ nữ mang thai phải hiểu rõ về giải phẫu cơ thể của chính mình và cần sự hỗ trợ của đối tác, thậm chí là hỗ trợ y tế.

Bộ đồ mang thai cho bố và đúc hình bụng thai kỳ bằng thạch cao

Viện Công nghệ Kanagawa (KAIT) ở Nhật Bản đã thiết kế bộ đồ mang thai dành riêng cho bố. Bộ đồ đặc biệt này mô phỏng các triệu chứng của thai kỳ bao gồm tăng cân, nở ngực và thậm chí là các hoạt động của em bé trong bụng. Trong một thử nghiệm, đàn ông được yêu cầu thực hiện các nhiệm vụ đơn giản trong khi mặc bộ đồ, để giúp họ trải nghiệm những thách thức của thai kỳ và cảm thông hơn với nỗi vất vả của người vợ khi mang thai. Bên cạnh đó, vào năm 2015, các nhà nghiên cứu của Mỹ còn đặt điện cực trên bụng và lưng của người chồng để mô phỏng những cơn đau của người phụ nữ khi sinh con giúp họ cảm nhận và chăm sóc vợ tốt hơn. Cách làm này dựa trên nghiên cứu từ năm 2007cho biết nam giới có thể bị đau khi mang thai thông cảm với vợ hơn nên nó nhanh chóng trở thành xu hướng trong những năm qua.

Với phụ nữ, xu hướng nổi trội nhưng kỳ dị gần đây trong quá trình mang thai chính là đúc hình bụng thời kỳ mang thai bằng thạch cao để lưu giữ làm kỷ niệm. Việc làm này không ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và thai nhi nên được nhiều phụ nữ thực hiện vào khoảng tháng thứ 7 hoặc thứ 8 của thai kỳ.

Những xu hướng mang thai, sinh nở kỳ quặc và nguy hiểm nhất thế kỷ 21 - 2

Sử dụng cần sa khi mang thai

Một nghiên cứu năm 2017 trên tạp chí JAMA, một trong những tạp chí y khoa có tầm ảnh hưởng lớn nhất thế giới, phát hiện ra rằng cần sa là loại thuốc được sử dụng cho phụ nữ mang thai và ngày càng phổ biến. Thật vậy, một số phòng khám giới thiệu sản phẩm chứa cần sa để giúp chữa trị những khó chịu của phụ nữ mang thai vào buổi sáng. Bên cạnh đó, một số người xem cần sa như một phương thuốc chữa trầm cảm sau sinh, hoặc một cách để ăn nhiều và tăng cường năng lượng. Tại Jamaica, phụ nữ mang thai thường dùng cần sa như một phương pháp trợ giúp xoa dịu chứng buồn nôn và stress. Họ sử dụng bằng cách hãm như chè hoặc sắc như thuốc bổ.Tuy nhiên, nghiên cứu trên JAMA kết luận rằng sử dụng cần sa trước khi sinh có thể làm giảm sự phát triển thể chất và thần kinh của thai nhi.

Ngoài những xu hướng này, trong thế giới phụ nữ mang thai và cả nhiều người khác còn nổi lên các xu hướng khác như ăn nhau thai, tặng quà cho vợ, xăm hình để xóa vết rạn da hay tiệc tiết lộ giới tính thai nhi… Tuy nhiên, không phải xu hướng nào cũng được hưởng ứng vì có thể liên quan đến nhiều vấn đề khác như tác dụng không mong muốn của thuốc hay cân bằng giới…

Con tăng động vì mẹ tẩm bổ quá nhiều khi mang thai

Thai phụ béo phì, tiểu đường lâu năm hay có thân hình khỏe mạnh nhưng tăng cân quá nhiều khi mang thai đều ảnh hưởng đến...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Lê Thu Lương ([Tên nguồn])
Sức khỏe sinh sản Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN