Con tăng động vì mẹ tẩm bổ quá nhiều khi mang thai

Sự kiện: Sống khỏe

Thai phụ béo phì, tiểu đường lâu năm hay có thân hình khỏe mạnh nhưng tăng cân quá nhiều khi mang thai đều ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần của trẻ, đặc biệt là nguy cơ tăng động - giảm chú ý (ADHD).

Nghiên cứu mới của Thụy Điển chứng minh rằng chứng tăng động – giảm chú ý (ADHD) liên quan mật thiết đến việc người mẹ có cố gắng giữ cân nặng, thể chất khỏe mạnh trong suốt thai kỳ hay không.

Nhóm nghiên cứu đến từ Bệnh viện Đại học Karolinska (Thụy Điển) đã nghiên cứu dữ liệu sức khỏe của 650.000 cặp mẹ - con ở Phần Lan từ năm 2004 đến năm 2014. Nhiều em bé được theo dõi đến tận 11 tuổi.

Con tăng động vì mẹ tẩm bổ quá nhiều khi mang thai - 1

Thai phụ nên tăng cân vừa phải, theo hướng dẫn của bác sĩ, tránh suy nghĩ "tăng cân càng nhiều càng tốt" - ảnh: minh họa từ internet

Hầu hết những người mẹ này đều có trọng lượng khỏe mạnh khi bắt đầu thai kỳ, nhưng có tới 21% đã trở nên thừa cân trong thai kỳ, 8% bị béo phì và 4% bị béo phì nghiêm trọng.

Ngoài ra, có 4.000 phụ nữ bị tiểu đường từ trước khi thụ thai.

Kết quả cho thấy có 35.000 trẻ em, tương đương 5,4% nảy sinh các rối loạn tâm lý -tâm thần trong thời gian nghiên cứu, bao gồm chậm nói, chậm phát triển kỷ năng vận động, tự kỷ, rối loạn hành vi và ADHD.

Đối chiếu dữ liệu cho thấy các trẻ có các rối loạn thần kinh tập trung ở nhóm mẹ bị béo phì, tiểu đường hay cả hai trong thời gian mang thai. Một người mẹ béo phì khi mang thai sẽ làm tăng 69% nguy cơ mắc các rối loạn tâm lý – tâm thần nói chung và tăng 88% mắc chứng ADHD.

Riêng với bệnh tiểu đường, chỉ nhóm trẻ có mẹ bị tiểu đường nặng từ trước khi có thai là bị ảnh hưởng. Nhóm có mẹ bị tiểu đường thai kỳ (tiểu đường khởi phát khi mang thai và thường chấp dứt sau khi sinh con) hay tiểu đường nhẹ, có thể kiểm soát bằng ăn uống, không có sự gia tăng có ý nghĩa thống kê các vấn đề về thần kinh.

Tác giả nghiên cứu, bác sĩ Catharina Lavebratt và các cộng sự cho rằng kết quả trên cho thấy các bà mẹ nên lưu ý hơn đến cân nặng và các bệnh lý của mình khi mang thai. Việc tăng cân quá nhiều khi mang thai có thể tạo nhiều nguy cơ cho trẻ em, cả về thể chất lẫn tinh thần.

Thông thường khi khám thai, thai phụ đều được kiểm tra cân nặng, sức khỏe tổng thể và hướng dẫn chế độ dinh dưỡng, tăng cân phù hợp với BMI và thể trạng. Nên tuân thủ theo hướng dẫn này.

Bình luận về nghiên cứu, tiến sĩ Xiaobin Wang, Giám đốc Trung tâm Nguồn gốc các bệnh khởi phát sớm cho rằng phụ nữ nên giữ cân nặng khỏe mạnh ngay khi còn trẻ và suốt những năm còn trong độ tuổi sinh sản, có ý định có con. Lối sống thiếu vận động, thừa cân, béo phì cũng là yếu tố dẫn đến bệnh tiểu đường khi còn trẻ.

Bảng chiều dài cân nặng thai nhi theo tuần mới nhất 2018 theo WHO

Đây là các chỉ số chiều dài, cân nặng thai nhi để mẹ tham khảo theo WHO năm 2018, các mẹ không cần quá lo lắng nếu thai...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo A. Thư ([Tên nguồn])
Sống khỏe Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN