Những thói quen khiến bạn nhanh mắc gan nhiễm mỡ

Sự kiện: Gan nhiễm mỡ
00:00 / 0:00
Chuẩn
Tốc độ đọc

Quan niệm cho rằng gan nhiễm mỡ chỉ xuất hiện ở những người thừa cân, béo phì hoặc có chế độ ăn nhiều dầu mỡ là sai lầm.

Gan nhiễm mỡ là gì? Gan nhiễm mỡ xảy ra khi lượng mỡ tích tụ trong gan bị dư thừa quá nhiều. Thông thường, lượng mỡ trong gan của chúng ta chiếm khoảng 2-4% trọng lượng của gan. Nếu lượng mỡ trong gan vượt quá 5% trọng lượng gan thì được xem là gan nhiễm mỡ.

Thói quen dễ khiến gan nhiễm mỡ

Gan nhiễm mỡ là bệnh lý dễ mắc phải ở độ tuổi từ 40-60 tuổi và ngày càng có xu hướng trẻ hóa. Những thói quen sau đây có thể khiến nguy cơ mắc gan nhiễm mỡ của bạn tăng cao:

- Ăn uống không đúng giờ giấc

- Người có chế độ ăn nhiều chất béo hoặc đồ ăn dầu mỡ, đồ ăn cay nóng, đồ ăn nhiều đường

- Uống nhiều rượu bia

- Kiểm soát cân nặng không hợp lý dẫn đến tình trạng thừa cân, béo phì

- Người có lối sống tĩnh tại, lười vận động, lạm dụng chất kích thích

- Giảm cân quá mức hoặc suy dinh dưỡng.

Thức khuya, ngủ không đủ giấc, stress căng thẳng... là những thói quen gây hại cho gan của bạn.

Thức khuya, ngủ không đủ giấc, stress căng thẳng... là những thói quen gây hại cho gan của bạn.

Ngoài ra còn một số đối tượng cũng có nguy cơ mắc gan nhiễm mỡ cao là:

- Phụ nữ mang thai

- Người có chỉ số mỡ máu cao

- Người mắc các bệnh lý về rối loạn chuyển hóa (huyết áp cao, kháng insulin…).

Gan nhiễm mỡ có biểu hiện gì?

Khi gan bị nhiễm mỡ, gan của bạn sẽ bị tổn thương và không đào thải được chất độc ra ngoài, không sản xuất mật cho hệ tiêu hóa. Nếu không được phát hiện và điều trị sớm bệnh gan nhiễm mỡ, sức khỏe của người bệnh có thể bị ảnh hưởng, thậm chí có nguy cơ tử vong.

Biểu hiện gan nhiễm mỡ được chia theo 3 cấp độ từ nặng đến nhẹ:

Gan nhiễm mỡ độ 1: Là giai đoạn nhẹ và được xem là lành tính, lượng mỡ trong gan ở giai đoạn này thường dao động từ 5-10%. Ở giai đoạn này bệnh thường không có biểu hiện gì hoặc một số trường hợp gan hơi to ra (không đáng kể). Hầu hết bệnh nhân gan nhiễm mỡ giai đoạn 1 được phát hiện thông qua khám sức khỏe hoặc khám một số bệnh lý khác.

Gan nhiễm mỡ độ 2: Lúc này lượng mỡ trong gan tăng lên khoảng 10-25%. Ở giai đoạn này người bệnh có những biểu hiện như ăn không ngon hoặc chán ăn, cảm thấy mệt mỏi không rõ lý do, rối loạn tiêu hóa (đầy bụng, buồn nôn, khó tiêu…). Tuy nhiên người bệnh thường chủ quan bỏ qua các dấu hiệu này hoặc nhầm lẫn với các bệnh lý khác.

Gan nhiễm mỡ độ 3: Đây là giai đoạn bệnh nặng nhất, lượng mỡ trong gan lúc này tăng cao hơn 25%. Lúc này người bệnh có những biểu hiện rất rõ rệt như: vàng mắt, vàng da, ngứa da, đau tức bụng bên phải (phía hạ sườn), chán ăn, mệt mỏi và sụt cân nhanh. Một số người có thể gặp tình trạng phù nề, cổ trướng bụng, xuất huyết tiêu hóa…

Gan nhiễm mỡ nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm.

Gan nhiễm mỡ nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm.

Nếu người bệnh gan nhiễm mỡ độ 2 không được điều trị đúng cách sẽ nhanh chóng chuyển sang giai đoạn 3. Ở giai đoạn 2, nếu người bệnh không được điều trị sẽ khiến gan bị xơ hóa, mô sẹo mở rộng thay thế hết các mô khỏe mạnh. Giai đoạn 3 người bệnh sẽ nhanh chóng gặp các biến chứng dẫn đến xơ gan hoặc ung thư gan.

Gan nhiễm mỡ có chữa được không?

Nếu người bệnh phát hiện sớm được tình trạng gan nhiễm mỡ (giai đoạn 1) thì có thể điều trị khỏi bệnh. Tuy nhiên hiện nay vẫn chưa có thuốc đặc trị cho căn bệnh gan nhiễm mỡ, chủ yếu người bệnh sẽ dùng các phương pháp làm hạn chế triệu chứng của bệnh. Điều trị gan nhiễm mỡ cần có thời gian và tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ. Ngoài ra người bệnh cũng cần thay đổi các thói quen để có một lối sống khoa học bằng cách:

- Nếu gặp tình trạng thừa cân, béo phì cần giảm cân, duy trì cân nặng hợp lý

- Không sử dụng các chất kích thích như rượu bia, đồ uống có cồn, thuốc lá

- Tập luyện thể dục thể thao thường xuyên và lựa chọn các bộ môn phù hợp với thể trạng

- Có chế độ ăn giàu dinh dưỡng bằng cách bổ sung nhiều rau củ quả, trái cây tươi. Hạn chế các loại thịt đỏ thay vào đó dùng các loại thịt giàu protein như thịt cá, thịt gà. Hạn chế đồ ăn nhiều gia vị, dầu mỡ, đồ ăn cay nóng…

- Hạn chế các thói quen không tốt cho gan như: ngủ không đủ giấc, thức khuya, căng thẳng…

Nguồn: [Link nguồn]

Một nghiên cứu trên hơn 417.000 người tiết lộ điều đáng giật mình về bệnh gan nhiễm mỡ và là tin buồn cho những người đang sống ở các thành phố lớn.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo BSCKI Phạm Thị Việt Anh ([Tên nguồn])
Gan nhiễm mỡ Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN