Người đàn ông 65 tuổi uống trà hơn 10 năm đau đớn mắc bệnh này

Uống vài tách trà mỗi ngày là thói quen tốt cho sức khỏe của nhiều người. Nhưng cách đây không lâu, một người đàn ông 65 tuổi ở Trung Quốc đã phải nhập viện vì bị thiếu máu trầm trọng do uống trà suốt 10 năm.

Theo bác sĩ, có thể do ông đã có thói quen uống trà từ lâu, uống trà dễ ảnh hưởng đến hiệu quả hấp thu sắt của cơ thể và gây thiếu máu do thiếu sắt.

Uống trà thường xuyên, cơ thể con người có thể gánh 6 tác hại xấu:

1. Dễ gây khó chịu cho dạ dày: Nồng độ theophylline và các chất có tính axit cao trong trà sẽ kích thích dạ dày, đẩy nhanh quá trình tiết axit dạ dày, ảnh hưởng đến chức năng tiêu hóa bình thường, dẫn đến các triệu chứng như khó tiêu, chướng bụng, đau bụng và thậm chí có thể gây ra bệnh loét đường ruột.

2. Có thể ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ chất dinh dưỡng: Axit tannic trong trà sẽ kết hợp với protein, vitamin B1 và ​​ion sắt trong thực phẩm, cản trở quá trình hấp thụ bình thường các chất dinh dưỡng này, có thể dẫn đến cơ thể thiếu hụt dinh dưỡng và gây ra các triệu chứng tương ứng.

Người đàn ông 65 tuổi uống trà hơn 10 năm đau đớn mắc bệnh này - 1

3. Dễ dẫn đến thiếu máu: uống nhiều trà sau bữa ăn có thể ảnh hưởng tới quá trình hấp thụ chất sắt trong thức ăn, chuyển hóa sắt và tổng hợp heme bình thường.

4. Dễ dẫn đến tăng huyết áp: Hoạt chất caffeine trong trà có thể làm tăng huyết áp, đặc biệt đối với một số người trung niên và người cao tuổi. Uống quá nhiều trà cũng có thể gây say trà, gây ra các triệu chứng như đánh trống ngực, mệt mỏi, khó chịu, chóng mặt và choáng váng.

5. Có thể ảnh hưởng đến sức khỏe tim mạch: Chất caffeine trong trà có thể gây hưng phấn thần kinh quá mức, gây mất ngủ và nhịp tim nhanh. Đối với những người mắc bệnh tim, uống trà có thể gây hại cho sức khỏe tim mạch.

6. Có thể gây tổn thương chức năng thận: Mọi người nên thận trọng với lượng trà uống hằng ngày để tránh tạo thêm gánh nặng cho quá trình trao đổi chất của thận. Lựa chọn tốt là uống trà điều độ, điều này có thể làm giảm lượng axit oxalic và florua hấp thụ, đồng thời giảm nguy cơ tiềm ẩn cho thận.

Người đàn ông 65 tuổi uống trà hơn 10 năm đau đớn mắc bệnh này - 2

Nhóm người nào không nên uống trà?

- Bệnh nhân loét dạ dày: Trà sẽ kích thích tiết axit dạ dày và làm trầm trọng thêm các vấn đề về dạ dày

- Người mắc bệnh về mắt: Uống trà có thể làm tăng áp lực nội nhãn, do đó làm tăng nguy cơ mắc bệnh tăng nhãn áp cấp tính

- Bệnh nhân gút: Các hợp chất purine trong trà làm trầm trọng thêm các triệu chứng bệnh gút.

- Bệnh nhân mắc bệnh tim: Một số chất trong trà có thể gây ra biến động nhịp tim bất thường và khiến tình trạng trở nên trầm trọng hơn.

- Bệnh nhân bị táo bón lâu ngày: Các chất có tính axit trong trà không có tác dụng làm giảm táo bón, thậm chí có thể làm bệnh nặng hơn.

Nguồn: [Link nguồn]

Ăn gì bổ nấy? Thiếu máu não có nên ăn óc heo không?

Cha ông ta từ xưa đã truyền lại quan niệm: Ăn gì bổ nấy, bị bệnh ở đâu thì ăn thứ đó vào sẽ được gọi là tốt(?). Vậy nên, nhiều người bị thiếu máu não và nghĩ rằng...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo MINH TRANG (Theo aboluowang) ([Tên nguồn])
Sai lầm trong ăn uống, sinh hoạt, chăm sóc sức khỏe Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN