Ngồi 10 tiếng mỗi ngày, cô gái mắc căn bệnh khiến bác sĩ phải lên tiếng cảnh báo

Trường hợp cô gái mắc phải cũng là hồi chuông cảnh báo đối với một bộ phận giới trẻ quá cuồng công việc mà không chú ý tới sức khỏe của mình.

Xiaodai (26 tuổi) sống ở tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc. Công việc của cô là nhà thiết kế thời trang. Cách đây 2 tháng, cô cảm thấy khó chịu ở vùng thắt lưng, nếu ngồi lâu eo sẽ đau nhức tới mức không thể chịu nổi. Cô cho rằng, tình trạng của mình là do lười vận động, lười tập thể dục.

Tháng trước, cô bắt đầu chú ý sức khỏe của mình hơn bằng cách chạy bộ nhưng lại phát hiện đầu gối cũng bị đau. Cuối cùng cô tới bệnh viện khám và được bác sĩ chẩn đoán mắc “hội chứng mông chết”.

Ngồi 10 tiếng mỗi ngày, cô gái mắc căn bệnh khiến bác sĩ phải lên tiếng cảnh báo - 1

Khi hỏi han về thói quen sinh hoạt, bác sĩ biết được Xiaodai là một cô gái bị thừa cần, thường xuyên làm việc hơn 10 tiếng mỗi ngày, có rất ít thời gian ngủ.

Được biết, hội chứng mông chết (DBS: dormant butt syndrome) còn được gọi là “hội chứng mông không hoạt động”. Đây là một căn bệnh làm mất chức năng cơ mông, có thể gây đau ở các khớp thắt lưng, hông và đầu gối. Khi chúng ta cần cơ mông co bóp, cơ mông dường như “quên” chức năng của mình và không thể kích hoạt được.

Các chuyên gia cho biết bệnh nhân có thể mất khả năng di chuyển khớp hông trong toàn bộ phạm vi của nó. Các cơ khác sẽ thực hiện công việc bù trừ, từ đó làm tăng áp lực lên khớp gối, lưng dưới và thậm chí cả vai, gây ra hàng loạt triệu chứng như đau lưng dưới, đau khớp háng, khớp gối.

Các chấn thương thường gặp liên quan đến "hội chứng mông chết" bao gồm hội chứng đau xương bánh chè, tình trạng đau dây chằng xương chậu, thoát vị đĩa đệm giữa và hội chứng piriformis. Việc hông tiếp tục uốn cong, các mô bị đè nén sẽ làm suy giảm và mất đi chức năng của cơ mông. Đó là lý do tại sao có thuật ngữ “mông chết” ra đời.

Để phòng tránh tình trạng này, bác sĩ khuyên bạn nên đứng dậy đi lại khoảng 10 phút sau mỗi tiếng, tập thể dục ít nhất 150 đến 300 phút mỗi tuần, hoặc 75 đến 150 phút tập thể dục nhịp điệu cường độ cao sẽ cải thiện sức mạnh cơ bắp, duy trì cân nặng và tránh gây áp lực quá mức lên hông.

Ngồi 10 tiếng mỗi ngày, cô gái mắc căn bệnh khiến bác sĩ phải lên tiếng cảnh báo - 2

“Hội chứng mông chết” nguy hiểm như thế nào với người trẻ?

Dormant butt syndrome (hội chứng mông chết) không quá nguy hiểm cho sức khỏe nhưng có thể gây ra nhiều vấn đề và khó khăn trong hoạt động hằng ngày, làm hạn chế các hoạt động thể chất.

- Đau lưng

Khi cơ mông yếu, các cơ khác trong cơ thể như cơ lưng có thể phải làm việc nhiều hơn để bù đắp cho sự yếu kém của cơ mông. Điều này có thể gây ra căng thẳng và đau lưng.

- Hoạt động khó khăn

Cơ mông rất quan trọng đối với sự ổn định và sức mạnh của cơ thể. Khi cơ mông yếu, bạn có thể gặp khó khăn trong việc thực hiện các hoạt động như chạy, nhảy, leo cầu thang và các hoạt động thể thao khác.

- Mất cân bằng cơ thể

Cơ mông yếu có thể dẫn đến mất cân bằng cơ thể, ảnh hưởng đến cách di chuyển. Điều này có thể tăng nguy cơ ngã và gây tổn thương.

- Vấn đề khác

Ngoài ra, tình trạng này còn có thể gây ra các vấn đề khác như cơn đau mông, đau đầu gối, luôn có cảm giác không thoải mái trong cơ thể.

Để tránh những ảnh hưởng không mong muốn liên quan tới “hội chứng mông chết”, điều quan trọng là duy trì một lối sống lành mạnh, tập luyện đều đặn và chú trọng đến việc tăng cường cơ mông. Nếu bạn gặp vấn đề về cơ mông hoặc có bất kỳ triệu chứng không thoải mái nào, hãy tham

Nguồn: [Link nguồn]

Ngồi nhiều cũng có thể gây gãy xương cụt, dân văn phòng cần lưu ý

Dân văn phòng, đặc biệt là phụ nữ cần chú ý tới tình trạng chấn thương xương cụt.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo NHẬT DƯƠNG (Theo Ettoday) ([Tên nguồn])
Sai lầm trong ăn uống, sinh hoạt, chăm sóc sức khỏe Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN