Ngồi nhiều cũng có thể gây gãy xương cụt, dân văn phòng cần lưu ý

Dân văn phòng, đặc biệt là phụ nữ cần chú ý tới tình trạng chấn thương xương cụt.

Chấn thương xương cụt thường dẫn tới đau đớn, khó chịu vùng xương cụt (tình trạng này được gọi là coccydynia). Những chấn thương này có thể gây ra các vết bầm tím, trật khớp hoặc gãy xương cụt. Trong hầu hết các trường hợp chấn thương đều có thể điều trị và khỏi bệnh.

Xương cụt là cấu trúc xương hình tam giác nằm ở dưới cùng của cột sống. Nó bao gồm 3 đến 5 đoạn xương được giữ cố định bởi các khớp và dây chằng.

Phần lớn các chấn thương xương cụt xảy ra ở phụ nữ vì xương chậu của phụ nữ rộng hơn và xương cụt lộ ra nhiều hơn.

Ngồi nhiều cũng có thể gây gãy xương cụt, dân văn phòng cần lưu ý - 1

Nguyên nhân gây chấn thương xương cụt

Những chấn thương xương cụt thường xảy ra do các nguyên nhân sau:

- Có một cú đánh trực tiếp vào xương cụt, phổ biến khi chơi các môn thể thao.

- Xương cụt có thể bị tổn thương hoặc gãy trong quá trình sinh nở.

- Căng thẳng hoặc ma sát lặp đi lặp lại với xương cụt (như xảy ra khi đi xe đạp hoặc chèo thuyền) có thể làm tổn thương xương cụt.

- Xương cụt bị chấn thương khi ngã.

- Ngồi quá lâu với cùng một tư thế cong cột sống trên bề mặt cứng hoặc hẹp.

- Các thay đổi ở khớp do viêm khớp, gai xương, chèn ép rễ thần kinh, chấn thương các bộ phận khác của cột sống, nhiễm trùng cục bộ và khối u.

Ngồi nhiều cũng có thể gây gãy xương cụt, dân văn phòng cần lưu ý - 2

Triệu chứng chấn thương xương cụt

- Có thể cảm thấy đau cục bộ và đau nhức ở vùng xương cụt.

- Nếu vết thương là do chấn thương, có thể nhìn thấy vết bầm ở khu vực này.

- Cơn đau thường nặng hơn khi ngồi trong thời gian dài hoặc khi bị áp lực trực tiếp vào vùng xương cụt.

- Một số phụ nữ có thể bị đau khi quan hệ tình dục.

Khi đau xương cụt cần phải làm gì?

- Đừng ngồi cong vẹo

Ngồi sai tư thế sẽ tạo áp lực lên xương cụt, nếu uốn giảm đau, tốt nhất bạn nên cố gắng ngồi nghiêng trên một bên hông. Mặc dù nó có thể giúp giảm áp lực tạm thời nhưng cơn đau ở vùng xương cụt vẫn gây co thắt cơ, đau nhức lan rộng. Bạn nên đầu tư cho mình một chiếc đệm hoặc chỉ ngồi trên những chiếc ghế mang lại sự thoải mái.

- Kê một cái đệm sau lưng

Đệm phù hợp phải hỗ trợ xương chậu và đùi, nhưng phải tạo rãnh hoặc khe hở ở khu vực xương cụt. Bạn nên sử dụng đệm cứng, bởi nếu đệm quá mềm có thể không đạt được mục đích ban đầu.

Ngồi nhiều cũng có thể gây gãy xương cụt, dân văn phòng cần lưu ý - 3

- Không sử dụng đệm hình bánh rán

Đệm bánh rán có lỗ không đúng chỗ, việc đặt mông vào chiếc đệm này mang lại cảm giác dễ chịu, xương cụt phía sau tựa vào đệm rất thoải mái. Tuy nhiên, bạn phải nhô người ra phía trước để giữ thăng bằng, điều này khiến lưng dưới cong về phia sau, có thể dẫn tới tình trạng đau nhức xương cụt nặng thêm.

- Ngồi thẳng lưng và vai

Nếu bạn nhận thấy mình không thể tự giữ tư thế này, đệm dành cho người đau lưng có thể giúp giữ cơ thể bạn trong trạng thái thoải mái nhất. Với đường cong thắt lưng thích hợp (lordosis), nố sẽ đẩy xương cụt lên một cách tự nhiên.

- Không ngồi bắt chéo chân

Khi bắt chéo chân, bạn đang vặn các cơ xương chậu, điều này có thể gây mất cân bằng nhiều hơn ở xương chậu và làm tăng cơn đau xương cụt.

- Không bao giờ ngồi quá 20 phút mỗi lần

Cơ thể được tạo ra để di chuyển, việc ngồi cả ngày không tốt, đặc biệt nếu bạn đang hồi phục sau chấn thương xương cụt. Sau khi ngồi 20 phút, bạn cần đứng dậy đi lại để giãn cơ, việc hẹn giờ có thể giúp bạn không quên điều này.

Nguồn: [Link nguồn]

9 nguyên nhân gây đau dạ dày dân văn phòng thường mắc phải

Ăn không đúng giờ giấc, vừa ăn vừa làm việc, thường xuyên căng thẳng... là các nguyên nhân dẫn tới căn bệnh đau dạ dày của những người làm văn phòng. 

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo NHẬT DƯƠNG (Theo WebMD) ([Tên nguồn])
Sai lầm trong ăn uống, sinh hoạt, chăm sóc sức khỏe Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN