Nắng nóng hơn 40 độ: Chỉ số ung thư đang ở mức cao khủng khiếp

Sự kiện: Ung thư

Hà Nội, TP Hồ Chí Minh và nhiều địa phương đang trải qua những ngày nắng nóng, bức xạ tia cực tím ở mức rất cao. Bác sĩ cảnh báo nguy cơ ung thư da và ảnh hưởng đến mắt nếu cơ thể không được bảo vệ khi đi ngoài trời nắng.

Nắng nóng hơn 40 độ: Chỉ số ung thư đang ở mức cao khủng khiếp - 1

Ảnh minh họa: Internet

Tại Hà Nội và TPHCM, bức xạ tia UV (tia cực tím) từ hiện tượng thời tiết cực đoan đang ở mức rất cao (10). Từ 11 giờ đến 15 giờ mỗi ngày là thời điểm bức xạ tia cực tím ở mức nguy hiểm nhất.

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cảnh báo, chỉ số tia cực tím ở mức từ 8 đến 10 là ở mức rất cao, với mức UV này nếu bị nắng chiếu trực tiếp khoảng 25 phút, làn da của cơ thể người sẽ bị bỏng. Nếu chỉ số UV là 11+ (quá cao) trong khoảng 10 phút bị nắng chiếu trực tiếp da sẽ bị bỏng.

BS Nguyễn Triệu Vũ, Trưởng khoa Ung bướu, Bệnh viện Quận Thủ Đức cho hay: “Bức xạ cực tím (Ultraviolet radiation) là thành phần trong ánh sáng mặt trời trong đó quan trọng nhất là tia cực tím A và B (UVA và UVB) có thể gây tổn thương DNA của tế bào da. Khi tiếp xúc quá nhiều với ánh nắng, da sẽ bị bỏng, khô, xạm, mất đàn hồi, tạo nếp nhăn, làm nhanh lão hóa và có thể gây ung thư da. Ngoài ảnh hưởng trên da, tia cực tím còn có thể gây các vấn đề cho mắt như cườm. Chỉ số tia cực tím càng cao thì nguy cơ gây tổn thương cho cơ thể con người càng lớn”.

Nghiên cứu mới dẫn đầu bởi PGS. Andrew White - chuyên gia về sinh y học tại Đại học Cornell, Ithaca, New York, Mỹ đã phát hiện rằng, khi các tế bào gốc melanocyte tích tụ một số đột biến di truyền, chúng sẽ trở thành những tế bào ung thư. Khi tiếp xúc với tia cực tím (UV), các tế bào bạch cầu sẽ giải phóng melanin màu nâu đậm đến màu đen để bảo vệ da khỏi tia nắng. Nhưng trong tế bào gốc melanocyte đã đạt và vượt ngưỡng đột biến di truyền, do kích thích bởi ánh sáng mặt trời chúng sẽ phát triển thành khối u.

Nắng nóng hơn 40 độ: Chỉ số ung thư đang ở mức cao khủng khiếp - 2

Trước khi ra đường nên bôi kem chống nắng để hạn chế tác hại của tia UV tới cơ thể. Ảnh minh họa: Internet

Các nhà khoa học giải thích rằng, một gene có tên Hgma2 xuất hiện trong da khi tiếp xúc với tia UV. Khi Hgma2 xuất hiện nó cho phép các tế bào gốc, tế bào sắc tố di chuyển từ nơi chúng nằm ở gốc của nang lông đến bề mặt da, hoặc biểu bì nơi chúng giải phóng melanin. Nhóm nghiên cứu đã sử dụng hai nhóm chuột được tạo ra đột biến tế bào gốc melanocyte để kiểm tra vai trò của Hgma2 trong sự phát triển của u ác tính. Kết quả cho thấy, những con chuột đột biến tế bào gốc và gene Hgma2 phát triển khối u ác tính, trong khi các con chuột có đột biến và gene Hgma2 đã lành, lại vẫn khỏe mạnh.

Để hạn chế những tác động nguy hiểm do tia cực tím gây ra, các bác sỹ khuyến cáo người dân nên chủ động sắp xếp công việc, hạn chế ra đường vào khung giờ có bức xạ tia cực tím cao (từ 10 giờ đến 16 giờ mỗi ngày) nếu không có việc cần thiết. Trẻ em và người già là nhóm cần được bảo vệ trước hiện tượng thời tiết cực đoan bởi ngoài tác động của tia cực tím thì thời tiết nắng nóng rất dễ khiến người lớn tuổi và trẻ em mắc bệnh.

Nắng nóng hơn 40 độ: Chỉ số ung thư đang ở mức cao khủng khiếp - 3

Nên uống nước thường xuyên để cơ thể khỏi mất nước, đàm bảo sức khỏe trong những ngày thời tiết nắng nóng. Ảnh minh họa: Internet

Trường hợp bắt buộc phải ra ngoài trời khi nắng nóng cần tận dụng bóng cây râm mát, mang nón, khẩu trang đội đầu, che mặt, mang trang phục quần áo dài tay che cho da càng nhiều càng tốt, chủ động bảo vệ cơ thể bằng các loại kem chống nắng, mang kính mát để bảo vệ mắt. Ngay cả khi đi tắm biển, hồ bơi vào giờ nắng gắt cũng nên dùng kem chống nắng và kính mát do tia cực tím vẫn có thể xuyên thấu qua nước, bề mặt nước, cát đều có thể gây phản xạ tia cực tím.

Những công việc có nguy cơ mắc ung thư cao nhất

Những người làm việc trong môi trường nhiều phóng xạ, hóa chất có nguy cơ mắc bệnh ung thư cao nhất.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Hòa Thuận ([Tên nguồn])
Ung thư Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN