Lịch sử phương pháp hóa trị - con đường kéo dài sự sống bệnh nhân ung thư

Sự kiện: Sống khỏe

Hóa trị liệu lần đầu tiên được phát triển vào đầu thế kỷ 20, mặc dù ban đầu nó không được dự định là phương pháp điều trị ung thư.

Hóa trị đề cập đến việc điều trị một số bệnh bằng cách sử dụng các hóa chất cụ thể có khả năng phá hủy các tế bào ác tính hoặc tác nhân gây bệnh như vi khuẩn hoặc vi rút.

Trong Thế chiến thứ hai, người ta phát hiện ra rằng, những người tiếp xúc với mù tạt nitơ bị giảm đáng kể số lượng bạch cầu. Phát hiện này khiến các nhà nghiên cứu tìm hiểu xem liệu chất mù tạt có thể được sử dụng để ngăn chặn sự phát triển của các tế bào phân chia nhanh như tế bào ung thư hay không.

Vào những năm 1940, 2 nhà dược học nổi tiếng của Yale (Mỹ) là Alfred Gilman và Louis Goodman đã kiểm tra tác dụng của chất mù tạt trong điều trị ung thư hạch. Đầu tiên, họ thiết lập các khối u bạch huyết ở chuột và cho thấy rằng các khối u này có thể được điều trị bằng thuốc mù tạt. Sau đó, cùng với một bác sĩ phẫu thuật lồng ngực có tên là Gustav Linskog, họ đã tiêm một dạng khí mù tạt ít bay hơi hơn gọi là mustine (mù tạt nitơ) vào một bệnh nhân bị ung thư hạch không Hodgkin.

Các nhà khoa học phát hiện ra rằng, khối u của bệnh nhân đã giảm đáng kể trong vài tuần sau khi điều trị và mặc dù bệnh nhân phải tiếp tục hoá trị nhiều hơn, nhưng điều này đánh dấu sự khởi đầu của việc sử dụng các tác nhân gây độc tế bào để điều trị ung thư. Nghiên cứu ban đầu được thực hiện vào năm 1943 và kết quả được công bố vào năm 1946.

Việc sử dụng mù tạt nitơ cho các khối u bạch huyết đã trở nên phổ biến ở Mỹ sau khi bài báo được xuất bản vào năm 1946. Mù tạt nitơ và các dẫn xuất khác của khí mù tạt được gọi là tác nhân alkyl hóa do khả năng alkylat hóa các phân tử bao gồm protein, DNA và RNA.

Sau Thế chiến II, một phương pháp trị liệu hóa học khác đã được nghiên cứu. Một nhà nghiên cứu bệnh học từ trường Y Harvard tên là Sidney Farber đã nghiên cứu tác dụng chống ung thư của axit folic - một loại vitamin thiết yếu trong quá trình chuyển hóa DNA.

Faber và các đồng nghiệp đã phát triển các chất tương tự folate (chẳng hạn như methotrexate) mà họ cho là đối kháng với axit folic và ngăn chặn hoạt động của các enzym cần folate. Vào năm 1948, những tác nhân này trở thành tác nhân đầu tiên giúp những trẻ em bị bệnh bạch cầu nguyên bào lympho cấp tính thuyên giảm bệnh, cho thấy rằng nó có khả năng phục hồi tủy xương.

Vào những năm 1950, Eli Lilly and Company – 1 công ty dược phẩm của Mỹ - đã công bố rằng các ancaloit thực vật như chiết xuất từ cây Vinca rosea có lợi cho bệnh nhân ung thư máu. Điều này dẫn đến sự ra đời của vinca alkaloids, hoạt động dưới dạng 1 chất chống ung thư vào những năm 1960. Vinblastine được sử dụng để điều trị bệnh Hodgkin và Vincristine được sử dụng để điều trị bệnh bạch cầu ở trẻ em.

Lịch sử phương pháp hóa trị - con đường kéo dài sự sống bệnh nhân ung thư - 1

Trong 2 thập kỷ tiếp theo, các phác đồ hóa trị kết hợp bắt đầu trở nên phổ biến. Việc sử dụng đồng thời các loại thuốc với các cơ chế hoạt động khác nhau đã dẫn đến sự cải thiện hơn nữa về tỷ lệ sống sót của bệnh nhân và giảm tỷ lệ tử vong. Tỷ lệ tử vong giảm đều đặng từ năm 1990 đến nay, điều này là sự kết hợp của việc phát hiện sớm và điều trị bằng các tác nhân hóa trị.

Phương pháp hoá trị được chia thành 2 loại - hóa trị ung thư và hóa trị kháng khuẩn.

Hóa trị kháng khuẩn

Phương pháp hóa trị kháng khuẩn đầu tiên được phát triển bởi Sir Paul Ehrlich vào năm 1909 khi ông phát hiện ra rằng, một hợp chất asen gọi là arsphenamine có thể được sử dụng để điều trị nhiễm trùng giang mai. Tiếp đến, đặc tính kháng khuẩn của sulphonamides được khám phá bởi nhà nghiên cứu người Đức, Gerhard Domagk, người nhận giải Nobel Y học năm 1939 vì đã khám phá ra loại thuốc hiệu quả đầu tiên chống lại các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn.

Lịch sử phương pháp hóa trị - con đường kéo dài sự sống bệnh nhân ung thư - 2

Hóa trị ung thư

Hóa trị ung thư liên quan đến việc sử dụng một hoặc nhiều tác nhân gây độc tế bào để điều trị. Thuật ngữ "gây độc tế bào" có nghĩa là phá hủy chất độc của các tế bào đang phân chia nhanh chóng.

Tuy nhiên, hóa trị cũng giết chết các tế bào khỏe mạnh phân chia nhanh chóng trong các trường hợp bình thường, chẳng hạn như các tế bào trong tủy xương, nơi sản xuất các tế bào hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu. Sự phân chia tế bào cũng xảy ra trong các nang lông và đường tiêu hóa. Do đó, hóa trị thường gây ra các tác dụng phụ như thiếu máu, nhiễm trùng và có xu hướng dễ chảy máu do giảm lượng hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu.

Sự phá hủy niêm mạc ruột gây ra buồn nôn, nôn mửa, tiêu chảy và các nang tóc bị tổn thương dẫn đến rụng tóc.

Hóa trị thường được thực hiện theo chu kỳ, như một loạt các đợt điều trị, cách nhau một khoảng thời gian nghỉ ngơi.

Các ứng dụng khác của hóa trị liệu

Ngoài các bệnh ung thư và nhiễm trùng, hóa trị cũng có thể được sử dụng trong một số bệnh lý khác bao gồm bệnh tự miễn dịch, bệnh đa xơ cứng, bệnh lupus, viêm khớp dạng thấp và viêm da cơ.

Nguồn: [Link nguồn]

HLV đội tuyển Hà Lan Louis van Gaal bị ung thư tuyến tiền liệt, căn bệnh này nguy hiểm như thế nào?

Cựu huấn luyện viên Manchester United, Louis van Gaal đã tiết lộ rằng ông bị ung thư tuyến tiền liệt vào đầu tháng 4 năm 2022.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Thuỳ Trang (Theo News-medical) ([Tên nguồn])
Sống khỏe Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN