Kinh hãi, người đàn ông bị hoại tử tay chân vì ngộ độc thực phẩm

Từ những dấu hiệu ban đầu giống với ngộ độc thực phẩm như nôn mửa, tiêu chảy, sốt cao lại trở thành vấn đề sống còn cho một người đàn ông 50 tuổi ở Singapore.

Tờ Singaporeseen đưa tin, ông Tan Boon Whee đã được đưa tới bệnh viện với những dấu hiệu của ngộ độc thực phẩm khiến ông ngất đi và mất ý thức trong vòng 2 tuần sau đó. Kết quả, sau khi tỉnh dậy ông phải đối mặt với một cú sốc lớn, đó là bàn tay và bàn chân của ông đã bị teo lại và chuyển hết sang màu đen.

Trước đó, vào nửa đêm ngày 13/7, ông Tan cảm thấy choáng váng và bị những cơn nôn mửa và tiêu chảy hành hạ. Ông đã được đưa đến Bệnh viện Khoo Teck Puat bằng xe cứu thương và được theo dõi tại phòng cấp cứu.

Kinh hãi, người đàn ông bị hoại tử tay chân vì ngộ độc thực phẩm - 1

"Khi bước vào, tôi cảm thấy thật khủng khiếp và thực sự không biết những gì đang xảy ra với mình", ông Tan nói.

Trớ trêu thay, chính các loại thuốc giữ lại mạng sống cho ông Tan lại là nguyên nhân khiến cho tay chân ông bị hoại tử.

Bà Choong Siet Mei (47 tuổi), vợ ông Tan cho biết: “Tôi đã thấy chân và móng tay của ông ấy chuyển từ màu tím sang màu đen trước khi nó khô đi. Đầu tiên, tôi đã không thể chịu đựng nổi để kể cho ông ấy biết mọi chuyện. Cho đến khi chồng tôi đến gần với cái chết, nhưng trái tim ông ấy vẫn còn đập, tôi rất vui mừng”.

Được biết, hai tuần đầu trong 3 tuần phải nằm tại phòng chăm sóc đặc biệt (ICU), ông Tan đã được dùng một loại thuốc giúp hướng một lưu lượng máu đến các cơ quan quan trọng của mình. Thuốc an thần giữ lại mạng sống của ông Tan nhưng lại khiến ông mất ý thức.

Tôi gọi cho ông ấy và hỏi rằng có nhận ra tôi không. Ông khẽ gật đầu, nhưng sau đó lại trôi vào giấc ngủ”, bà Choong nói.

Đồng thời, ông cũng phải đối mặt với các tác dụng phụ của những loại thuốc này, đó chính là việc tay chân bị teo lại. Các loại thuốc đã thu hẹp các mạch máu trong cơ thể của ông, khiến cho rất ít máu có thể chảy đến tứ chi. Trước đó, bà Choong cũng được bác sĩ đã cảnh báo bà về tác dụng phụ tiềm năng của thuốc này.

Việc thiếu oxy sẽ khiến cho bàn tay và bàn chân của bệnh nhân chuyển sang màu tía, màu đỏ. Cuối cùng, là màu đen và da thịt bắt đầu teo lại. "Nó trông giống như móng tay bị thương nhẹ ban đầu. Mỗi lần tôi đến thăm, tôi đều xem xét kỹ bàn tay và bàn chân. Nhưng tôi không dám nói với ông ấy những gì đang xảy ra".

Sau khi tình dậy, ông Tan đã cảm thấy rất sốc và tuyệt vọng.“Trước khi trở nên vô thức, tôi đã nghĩ mình bị ngộ độc thực phẩm. Khi tỉnh dậy và nghe nói rằng mình có thể sẽ mất cả chân tay, tôi lại nghĩ là mình bị bệnh khác. Tôi đã bị sốc khi nhìn thấy bàn tay và bàn chân của mình trong trạng thái này," ông Tan đưa tay lên và nói.  "Tôi đã rất bối rối khi các bác sĩ cố gắng để giải thích tình hình cho tôi. Họ nói rằng bàn tay và bàn chân của tôi có thể sẽ phải cắt bỏ để các vết lở loét sẽ không lây lan sang phần còn lại của chân và cánh tay."

Tuy bà Choong vẫn hy vọng vào một phép màu nào đó, nhưng vẫn không thể làm gì khác, các bác sĩ cho biết việc duy nhất có thể làm là phải cắt bỏ tay chân của ông Tan. Kết quả là vào ngày 15/8, ông Tan đã phải cắt cụt tay chân của mình.

Ông Tan chia sẻ, ông từng vô cùng tuyệt vọng khi biết hoàn cảnh của mình. Ông là trụ cột duy nhất của gia đình có hai con, một đứa con trai 14 tuổi và con gái 15 tuổi. “Tôi đã rất sợ hãi. Tôi không chỉ lo cho bản thân mình, mà còn cho gia đình tôi. Tôi là một kỹ thuật viên. Nhưng sắp tới, tôi biết làm việc gì bây giờ?", ông nói khi nhìn vợ.

Ông Tan cho biết vợ ông có thể sẽ phải tìm kiếm một công việc để kiếm tiền để duy trì sinh hoạt phí còn có hóa đơn viện phí rất lớn của ông lên đến 28.000 đô la Singapore. Nhưng bà Choong lại phân vân: “Ai có thể chăm sóc ông sau khi ra viện? Tôi cũng đã không đi làm suốt 16 năm rồi. Liệu ai có thể giúp tôi tìm được một công việc có thể trang trải tất cả các chi phí và thuê được một người có thể chăm sóc ông?”.

Một nhân viên y tế xã hội của bệnh viện cho biết, phía công ty Singapore Oxygen Air Liquide nơi ông Tan làm việc có thể sẽ trợ giúp ông Tan khoảng 15.000 đô la Singapore chi phí điều trị. Còn lại, hai vợ chồng ông vẫn đang tiếp tục tìm kiếm sự giúp đỡ từ văn phòng dịch vụ công.

Khi được hỏi về tương lai của mình, ông Tan nhìn bằng ánh mắt cam chịu: “Tôi không có tương lai”. Bà Choong bổ sung thêm: “Tại thời điểm này, chúng tôi chỉ có thể đi bước nào hay bước đó, không thể lo lắng quá nhiều được”.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Phương Phương (Đời sống & Pháp luật)
Ngộ độc thực phẩm Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN