Hy hữu: Bố và con trai cùng bị nhồi máu cơ tim một ngày, gia đình tiết lộ họ cùng chung một thói quen không tốt này

Trong cùng một ngày, cả hai bố con đều xuất hiện dấu hiệu đau ngực trái kèm khó thở, vã mồ hôi và được bác sĩ chẩn đoán nhồi máu cơ tim cấp.

Theo thông tin từ VNN, vừa qua, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Vĩnh Phúc vừa cấp cứu thành công hai bệnh nhân là bố và con trai cùng bị nhồi máu cơ tim trong một ngày. Đây là trường hợp được đánh giá hy hữu.

Trước đó, ông N. (70 tuổi) xuất hiện tình trạng đau ngực trái lan lên vai, ngày càng đau nhiều, đi khám được chẩn đoán nhồi máu cơ tim cấp. Ông N. được các bác sĩ chuyên khoa tim mạch tiến hành can thiệp đặt stent cấp cứu.

Nhồi máu cơ tim thường gặp ở người cao tuổi, nam giới, có thói quen hút thuốc lá... Ảnh minh họa

Nhồi máu cơ tim thường gặp ở người cao tuổi, nam giới, có thói quen hút thuốc lá... Ảnh minh họa

Vài giờ sau đó, anh V. (45 tuổi), là con trai của ông N., trong lúc chăm sóc bố tại bệnh viện cũng xuất hiện dấu hiệu đau ngực trái kèm khó thở, vã mồ hôi.

Qua thăm khám, anh V. được các bác sĩ chẩn đoán nhồi máu cơ tim cấp, được can thiệp nong và đặt stent động mạch vành cấp cứu ngay.

Gia đình cho biết, ông N. và anh V. thường xuyên hút thuốc lá, thuốc lào, sử dụng rượu bia.

Theo các bác sĩ, nhồi máu cơ tim là tình trạng thiếu máu đột ngột nuôi tim do tắc nghẽn động mạch vành. Bệnh lý này thường gặp ở người cao tuổi, nam giới, có thói quen hút thuốc lá, bệnh lý nền như tăng huyết áp, đái tháo đường, rối loạn lipid máu...

Dấu hiệu điển hình cảnh báo người bị nhồi máu cơ tim cấp

Biểu hiện chủ yếu của nhồi máu cơ tim cấp là cơn đau thắt ngực điển hình: đau như bóp nghẹt phía sau xương ức hoặc vùng trước tim, lan lên vai trái và mặt trong tay trái cho đến tận ngón đeo nhẫn và ngón út. Cơn đau thường xuất hiện đột ngột, kéo dài hơn 30 phút và không đỡ khi dùng thuốc giãn động mạch vành (nitroglycerin).

Đau có thể lan lên cổ, cằm, vai, sau lưng, tay phải hoặc vùng thượng vị. Tuy nhiên, có trường hợp bệnh nhân bị nhồi máu cơ tim mà không có hoặc ít cảm giác đau (nhồi máu cơ tim thầm lặng): hay gặp ở bệnh nhân sau mổ, người già, bệnh nhân tiểu đường hoặc tăng huyết áp. 

Ngoài ra, còn có các triệu chứng khác: vã mồ hôi, khó thở, hồi hộp, đánh trống ngực, nôn hoặc buồn nôn, lú lẫn... Khám bệnh nhân giúp chẩn đoán phân biệt và phát hiện các biến chứng của bệnh. Những triệu chứng hay gặp là nhịp tim nhanh, tiếng tim mờ, tiếng ngựa phi, huyết áp có thể tăng hoặc giảm, xuất hiện tiếng thổi mới ở tim... 

Các xét nghiệm để chẩn đoán xác định như: điện tâm đồ, siêu âm tim, xét nghiệm men và dấu ấn sinh học của tim.

4 lưu ý để phòng ngừa bệnh nhồi máu cơ tim hiệu quả

- Cần có thói quen ăn uống hạn chế mỡ động vật, tăng cường rau xanh củ quả

- Tập luyện thể dục thể thao đều đặn, tối thiểu 30 phút/ngày, duy trì tối thiểu 5 ngày/tuần

- Khuyến cáo bệnh nhân ngừng hút thuốc lá, bảo vệ sức khoẻ bản thân và gia đình

- Giảm cân, giảm số đo vòng bụng được chứng minh phòng ngừa nguy cơ xơ vữa mạch máu.

Nguồn: [Link nguồn]

4 tin đồn tự cứu mình khi bị nhồi máu cơ tim liệu có đúng?

Thay vì tin vào những lời đồn thổi, tốt hơn hết bạn nên biết các bước sơ cứu cơ bản và gọi điện tới bệnh viện gấp khi nghĩ mình bị nhồi máu cơ tim.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo M.H (th) ([Tên nguồn])
Sai lầm trong ăn uống, sinh hoạt, chăm sóc sức khỏe Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN