Hóa ra “thần dược” chống ung thư này lại thường xuyên có mặt trong căn bếp của mọi nhà

Sự kiện: Sống khỏe

Có lẽ bạn sẽ phải ngạc nhiên vì hiệu quả của loại thực phẩm này mang lại cho sức khỏe.

Khoai lang là loại củ quen thuộc với tất cả mọi người. Nó có vị ngọt, mềm, nhiều màu sắc cùng các thành phần dinh dưỡng phong phú. Ăn khoai lang thường xuyên rất tốt cho tim mạch, hệ hô hấp, tiêu hóa, phù hợp với bệnh nhân tiểu đường cũng như là thực phẩm giảm cân rất tốt. Phụ nữ có thai, trẻ sơ sinh, đang cho con bú, người tỳ vị hư yếu, suy sinh dưỡng hay táo bón cũng là đối tượng rất thích hợp để ăn loại củ này.

Hóa ra “thần dược” chống ung thư này lại thường xuyên có mặt trong căn bếp của mọi nhà - 1

Lợi ích của khoai lang

Chống lão hóa

Khoai lang có thể ức chế việc sản xuất melanin và ngăn ngừa sự xuất hiện của tàn nhang cùng các đốm đồi mồi. Nó cũng có thể ức chế lão hóa da, duy trì độ đàn hồi của da và làm chậm quá trình lão hóa của cơ thể.

Làm đẹp, nhuận tràng, giải độc

Khoai lang là thực phẩm giàu chất xơ, chiếm khoảng 8%, có tác dụng kích thích ruột, tăng cường nhu động ruột, nhuận tràng và giải độc, đặc biệt chữa táo bón cho người già, giảm mỡ máu. Ăn khoai lang cũng hỗ trợ người giảm cân và tăng cường thể lực.

Hóa ra “thần dược” chống ung thư này lại thường xuyên có mặt trong căn bếp của mọi nhà - 2

Làm dịu cơn khát

Khoai lang có chứa đường, protein, canxi, photpho, sapogenin, flavonoid và nhiều thành phần dinh dưỡng khác. Ăn khoai lang có thể thanh nhiệt, giải trừ muộn phiền, tiết nước và làm dịu cơn khát.

Chống ung thư

Khoai lang rất giàu xenluloza, caroten, vitamin A, vitamin B, vitamin C, vitamin E, kali, canxi, sắt, đồng và các nguyên tố khoáng chất khác, có tác dụng ngăn ngừa táo bón và giảm sự xuất hiện của ung thư đường ruột.

Ngăn ngừa bệnh tim mạch

Khoai lang có thể bảo vệ hệ thống tim mạch. Kali, vitamin A, axit folic, vitamin B và caroten trong khoai lang có thể giúp ngăn ngừa bệnh tim mạch.

Hóa ra “thần dược” chống ung thư này lại thường xuyên có mặt trong căn bếp của mọi nhà - 3

Bảo vệ thị lực

Vì khoai lang rất giàu caroten nên cũng có thể dùng điều trị bệnh quáng gà. Một món ăn rất bổ dưỡng mà bạn có thể tự làm là gan lợn xào với khoai tươi, món ăn chữa bệnh rất tốt.

Một vài lưu ý khi sử dụng khoai lang

Phải nấu chín

Khoai lang phải được hấp chín kỹ vì các hạt tinh bột trong khoai lang rất khó tiêu hóa nếu không bị nhiệt độ cao phân hủy.

Hóa ra “thần dược” chống ung thư này lại thường xuyên có mặt trong căn bếp của mọi nhà - 4

Dễ gây chướng bụng nếu ăn nhiều

Khoai lang có chứa một chất oxidase dễ tạo ra một lượng lớn khí cacbonic trong đường tiêu hóa của con người. Ăn nhiều khoai lang có thể gây đầy hơi, nấc cụt, xì hơi. Khoai lang có hàm lượng đường cao, ăn quá nhiều có thể kích thích tiết axit dịch vị và gây ợ chua.

Dạ dày co lại do sự kích thích của axit dịch vị quá mức, axit trong dạ dày có thể trào ngược lên thực quản. Khi ăn khoai lang nên kết hợp với một chút đồ chua để ức chế axit dạ dày hiệu quả.

Không ăn khi đói bụng

Ăn khoai lang khi bụng đói sẽ có nguy cơ bị trào ngược axit và ợ chua cao hơn vì bản thân khoai lang đã chứa lượng carbonhydrate tương đối cao và có độ ngọt nhất định, làm tăng khả năng trào ngược.

Nguồn: [Link nguồn]

7 thói quen nuôi dưỡng tế bào ung thư nhiều người Việt biết mà cố tình bỏ qua

Nếu muốn phòng ngừa bệnh ung thư, bạn nên bắt đầu từ bỏ những thói quen xấu nhỏ nhất trong cuộc sống hằng ngày.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Khiết Anh (Theo Sohu) ([Tên nguồn])
Sống khỏe Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN