Để phát hiện sớm các loại bệnh ung thư, bắt buộc phải chú ý 4 điều sau

Sự kiện: Ung thư

Rất nhiều người muốn biết làm thế nào có thể tự tầm soát, phát hiện sớm để được điều trị bệnh ung thư kịp thời.

TS.BS Vũ Hữu Khiêm, Trung tâm Y học hạt nhân và Ung bướu, Bệnh viện Bạch Mai chia sẻ, để có thể phát hiện sớm bệnh ung thư, người dân cần chú ý những điểm sau:

TS.BS Vũ Hữu Khiêm, Trung tâm Y học hạt nhân và Ung bướu, Bệnh viện Bạch  Mai.

TS.BS Vũ Hữu Khiêm, Trung tâm Y học hạt nhân và Ung bướu, Bệnh viện Bạch  Mai.

Cần đi khám sức khoẻ định kỳ

Người dân cần đi khám sức khoẻ định kỳ, 6 tháng hoặc 1 năm/lần hoặc khám sức khoẻ hằng tháng, để tầm soát ung thư và các bệnh nguy hiểm khác.

Phải tầm soát nếu phát hiện người trong gia đình mắc ung thư

Cần tăng cường tầm soát ung thư đối với các đối tượng mắc các bệnh có nguy cơ tiến triển thành ung thư. Điển hình là người mang virus viêm gan B...

Hiện nay, tại Việt Nam có tới 10-15% người mang virus viêm gan B có thể tiến triển thành ung thư gan và xơ gan. Chính vì vậy, người dân cần tăng cường tầm soát để kịp thời phát hiện các dấu hiệu mắc bệnh như: polyp đại tràng, dạ dày,…

Ngoài ra, đối với những người trong gia đình có người mắc ung thư vú thì nguy cơ mắc ung thư vú của những người này cao gấp 10 đến 20 lần so với cộng đồng. Hiện nay, nhiều cơ sở y tế đã có những xét nghiệm gen hiện đại để xác định ung thư, cảnh báo cho các đối tượng có nguy cơ mắc ung thư cao.

Tự khám bệnh, tự phát hiện bệnh

Người dân cần nâng cao ý thức tự khám bệnh, tự phát hiện bệnh. Điển hình là chương trình tự khám vú sau khi sạch kinh (tự khám trước gương, nằm khám,…) khi phát hiện các biểu hiện bất thường như nổi u, hạch… người dân cần đến các cơ sở y tế để kịp thời khám và điều trị.

Chú ý đến các triệu chứng theo khuyến cáo

Người dân cần đặc biệt quan tâm đến các triệu chứng báo hiệu ung thư theo khuyến cáo của Bộ Y tế.

Nếu thấy có các triệu chứng như: xuất hiện các vết loét ở da, niêm mạc miệng, lưỡi, ho kéo dài, ho ra máu,… cần đến bệnh viện để kiểm tra.

Khi phát hiện các dấu hiệu như: Đau hạ sườn phải âm ỉ, khó tiêu, đầy bụng, đi ngoài ra máu,… cần phải cảnh giác với bệnh ung thư đại trực tràng.

Khi sờ thấy khối u bất thường ở ngực, ở vú,… cần đến các cơ sở y tế để tầm soát ung thư vú.

Khi bị ù tai, ho khạc ra máu,… cần cảnh giác với ung thư vòm họng.

Thấy có triệu chứng xuất huyết âm đạo bất thường cần đề phòng ung thư cổ tử cung.

Thực tế cho thấy, nhiều trường hợp bệnh nhân đến khám khi ung thư đã ở giai đoạn muộn, tiêu tốn rất nhiều thời gian và chi phí để chữa trị.

Chính vì vậy, để phát hiện sớm ung thư và điều trị bệnh có hiệu quả, các chuyên gia y tế tiếp khuyến cáo người dân cần khám sức khoẻ định kỳ, tăng cường sàng lọc đối với đối tượng có nguy cơ, tự khám khi có biểu hiện bất thường…

Đau lưng kéo dài, bệnh nhân bổ ngửa khi bác sĩ phát hiện ung thư thực quản

Nam bệnh nhân 44 tuổi ở Hà Nội bị đau lưng. Cứ ngỡ mình mắc đau nhức qua loa nên không khám ngay. Chỉ đến khi bệnh kéo...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Diệu Thu ([Tên nguồn])
Ung thư Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN