Ngày càng nhiều người trẻ mắc ung thư cổ tử cung vì lối sống không an toàn

Căn bệnh ung thư cổ tử cung là bệnh có nguy cơ gây tử vong đứng thứ 2 ở phụ nữ, chỉ sau ung thư vú. Đáng nói, ngày càng nhiều người trẻ mắc ung thư cổ tử cung vì lối sống không an toàn như quan hệ tình dục sớm, quan hệ không an toàn…

Ung thư cổ tử cung là bệnh lý ác tính thường gặp ở phụ nữ. Theo thống kê, hàng năm có khoảng 520.000 phụ nữ mắc mới ung thư cổ tử cung (UTCTC) trên toàn thế giới và 274.000 người tử vong, trong đó 80% ở các nước đang phát triển. Nếu không có các can thiệp sàng lọc, dự phòng và điều trị UTCTC thì trong 10 năm nữa, tỷ lệ mắc mới và chết do UTCTC sẽ tăng thêm 25%.

Ở Việt Nam, mỗi ngày có 9 phụ nữ tử vong vì UTCTC và cứ 100.000 phụ nữ thì có 20 người mắc, 11 trường hợp tử vong. Mỗi năm, có trên 5.000 trường hợp mắc và hơn 2.000 trường hợp tử vong vì bệnh này.

Điều đáng nói là ngày càng có nhiều người trẻ mắc căn bệnh này. Một trong những lý do dẫn đến tình trạng này là phụ nữ chưa được sàng lọc định kỳ và chưa có hệ thống để phát hiện sớm ung thư qua các xét nghiệm thích hợp, dễ tiếp cận. Và khi phát hiện tổn thương tiền ung thư thì cũng chưa được điều trị kịp thời và hiệu quả.

Ngày càng nhiều người mắc ung thư cổ tử cung. Ảnh minh họa

Ngày càng nhiều người mắc ung thư cổ tử cung. Ảnh minh họa

Các chuyên gia nhận định, độ tuổi mắc UTCTC đang có xu hướng trẻ hóa. Trong đó, chủ yếu là do độ tuổi có quan hệ tình dục sớm hơn trước. Các bạn trẻ chưa đủ hiểu biết để phòng ngừa các bệnh lây qua đường tình dục, có quan hệ tình dục không an toàn, nhiều bạn tình, sinh con trước tuổi 20, hút thuốc lá, thói quen vệ sinh không tốt…

Xuất phát từ thực tế trên, năm 2019, Bộ Y tế tiếp tục ban hành Quyết định số 718/QĐ-BYT về việc phê duyệt đề án tiếp tục đẩy mạnh, mở rộng xã hội hóa cung cấp Đề án Xã hội hóa, hàng hóa và dịch vụ KHHGĐ/SKSS đến năm 2030. Với mục tiêu chung là "Tăng cường khả năng tiếp cận Đề án Xã hội hóa, hàng hóa và dịch vụ KHHGĐ, chăm sóc SKSS cho nhóm dân cư có nhu cầu và có khả năng chi trả; chú trọng dự phòng, sàng lọc ung thư vú, ung thư cổ tử cung tại cộng đồng theo phương thức xã hội hóa và huy động, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực xã hội góp phần giảm gánh nặng ngân sách nhà nước, tăng tính bền vững của công tác dân số và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới".

Việc tiếp tục triển khai Đề án tại các tỉnh thành sẽ góp phần vào việc tầm soát, kiểm soát ung thư vú, ung thư cổ tử cung tại cộng đồng đẩy lùi căn bệnh ác tính này.

Theo ThS-BS CKII Diêm Thị Thanh Thủy (Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội), UTCTC hoàn toàn không phải "án tử" nếu được phát hiện sớm. Tuy nhiên, phần lớn người bệnh phát hiện khi đã ở giai đoạn muộn. Lúc này, bệnh nhân đã có các dấu hiệu như ra khí hư âm đạo có mùi khó chịu hoặc khí hư có nhầy máu, ra máu âm đạo bất thường; ra máu âm đạo sau quan hệ tình dục, đau tức vùng bụng dưới, đi tiểu, đi ngoài ra máu…

Để phát hiện sớm bệnh, chị em phụ nữ đã có quan hệ tình dục nên định kỳ mỗi 3 năm đi làm xét nghiệm tầm soát UTCTC 1 lần, nếu có bất thường cần đi khám ngay để được điều trị kịp thời.

Nữ sinh bị ung thư cổ tử cung vì hay quan hệ trong ngày “đèn đỏ”: những thói quen tai hại cần bỏ

Theo thống kê trong năm 2018, tại Việt Nam, có khoảng hơn 4.000 phụ nữ được phát hiện bệnh, trong đó, đa phần là những...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Gia Minh ([Tên nguồn])
Ung thư cổ tử cung Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN