Đã đến lúc thay đổi 10 thói quen ăn uống này, nếu không bệnh tật sớm muộn cũng ập đến

Anh Zheng, một người đàn ông 40 tuổi đến từ Vũ Hán (Trung Quốc) được chẩn đoán ung thư thực quản giai đoạn đầu vì thói quen này.

Anh Zheng là 1 người thích ăn lẩu. Anh ấy ăn ít nhất 3 lần 1 tuần, thường ăn với khẩu vị rất cay và nóng. Cách đây nửa tháng, anh có cảm giác bị nghẹn, khó nuốt, anh đi khám tại bệnh viện và được chẩn đoán mắc bệnh ung thư thực quản giai đoạn đầu.

Chế độ ăn uống là nền tảng của sức khỏe. Có rất nhiều thói quen sai lầm khiến mang lại bệnh tật cho mọi người.

1. Ăn quá nóng

Cho dù là khoang miệng, biểu mô niêm mạc đường tiêu hóa hay niêm mạc thực quản, khả năng chịu nhiệt độ bình thường là 40℃ - 60℃. Một khi bị kích thích nhiệt trên mức này, nó dễ bị tổn thương và nhiều khả năng bị “đốt cháy”. Sự kích thích lặp đi lặp lại trong thời gian dài sẽ phá hủy “hàng rào niêm mạc” của thực quản, gây ra những thay đổi bất thường và tăng sản không điển hình của niêm mạc phù nề, hoặc loét miệng, lâu dần sẽ dẫn đến ung thư.

Đã đến lúc thay đổi 10 thói quen ăn uống này, nếu không bệnh tật sớm muộn cũng ập đến - 1

2. Ăn quá nhanh

1 thí nghiệm trực tiếp trong chương trình truyền hình Bắc Kinh cho thấy, nếu bạn uống một bát cháo trong 3 phút, đường huyết sẽ tăng lên ngay lập tức, và bệnh tiểu đường sẽ tiến triển. Tuy nhiên, nếu uống bát cháo này một cách từ từ, lượng đường trong máu sẽ không tăng quá cao.

Ăn cẩn thận và chậm rãi không chỉ có thể ngon miệng mà còn giúp tiêu hóa tốt và tránh ảnh hưởng đến sức khỏe.

3. Ăn quá cay

Nhiều người thích ăn cay, ớt, nhưng đồ ăn quá cay dễ làm tổn thương biểu mô thực quản và gây thoái hóa tế bào biểu mô, từ đó ảnh hưởng đến tình trạng viêm niêm mạc và chuyển hóa axit nucleic của tế bào. Do đó, kích thích ăn cay lặp đi lặp lại trong thời gian dài làm tăng độ nhạy cảm của các chất gây ung thư, có thể thúc đẩy ung thư thực quản.

Đã đến lúc thay đổi 10 thói quen ăn uống này, nếu không bệnh tật sớm muộn cũng ập đến - 2

4. Ăn quá muộn

Điều này chủ yếu nói về bữa tối. Nếu ăn khuya trong thời gian dài có thể gây nhồi máu cơ tim, nhồi máu não, xơ cứng động mạch, tiểu đường, mất ngủ.

Nếu bạn đi ngủ vào khoảng 10 giờ tối, bạn nên ăn tối trước 7 giờ, sau đó đi bộ và thể dục để thức ăn có thêm thời gian tiêu hóa. Điều này sẽ giúp ngăn ngừa gan nhiễm mỡ, sỏi đường tiết niệu và các bệnh khác, cơ thể thoải mái hơn.

Nếu bạn cảm thấy đói trước khi đi ngủ thì không nên ăn nhiều đồ ăn khuya. Một ly sữa nhỏ, một quả táo hoặc một mẩu bánh mì có thể làm dịu dạ dày mà không ảnh hưởng đến các cơ quan khác.

5. Ăn quá nhiều

Ăn quá no một mặt sẽ làm tăng gánh nặng cho đường tiêu hóa, mặt khác dễ vượt quá mức calo cho phép. Đối với những người mắc bệnh tiểu đường, ăn quá nhiều sẽ không có lợi cho việc kiểm soát lượng đường trong máu sau ăn.

Vậy ăn bao nhiêu là hợp lý? Bạn nên ăn mỗi bữa cho đến khi bạn no 70%, tức là bạn đã cảm thấy no nhưng vẫn muốn ăn thêm.

6. Ăn quá nhiều dầu

Các cuộc khảo sát cho thấy, gần một nửa số ca tử vong sớm trên thế giới có liên quan đến việc ăn quá nhiều dầu. Ăn quá nhiều dầu có thể dẫn đến nhiều loại bệnh mãn tính.

Tờ "Daily Mail" của Anh đã tổng hợp một số lượng lớn các nghiên cứu và chỉ ra rằng, tiêu thụ quá nhiều dầu sẽ gây ra ung thư, tăng lipid máu, bệnh mạch vành, viêm khớp, viêm túi mật, mụn trứng cá và các vấn đề khác. Đặc biệt khi nạp vào cơ thể quá nhiều axit béo no sẽ làm tăng cholesterol, gây ra các bệnh tim mạch, mạch máu não và tiểu đường.

Người lớn khỏe mạnh nên sử dụng không quá 25 ~ 30 gam dầu ăn mỗi ngày.

7. Ăn chay

Nhiều người vì hạn chế dầu mỡ mà ăn theo chế độ một cực đoan: hoàn toàn loại bỏ thịt trong khẩu phần ăn.

Rau củ quả rất tốt cho cơ thể, nhưng không thể thiếu cá, thịt, trứng, sữa,... Bạn cần đảm bảo cung cấp lượng đạm động vật đáp ứng nhu cầu của cơ thể và duy trì cân bằng dinh dưỡng.

8. Hút thuốc sau bữa ăn

Hút thuốc sau bữa ăn sẽ thúc đẩy quá trình tiết mật, có thể gây viêm dạ dày mật, đồng thời sẽ ức chế quá trình tiết dịch tụy và cản trở tiêu hóa thức ăn.

Ngoài ra, hút thuốc lá không chỉ ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa, hấp thụ hay cân bằng dinh dưỡng, nó còn làm tăng nguy cơ mắc các bệnh ung thư và tim mạch khác nhau.

9. Xem TV (hoặc chơi điện thoại) trong khi ăn

Nhiều người đã quen với việc sử dụng TV hoặc điện thoại di động khi ăn, và nó vô tình khiến mọi người ăn quá nhiều mà không nhận ra.

10. Chỉ ăn những gì bạn thích

Chỉ ăn những thứ mình thích, nghĩa là tuýp người ăn kén ăn và chế độ ăn kiêng một phần. Điều này sẽ khiến dinh dưỡng nạp vào cơ thể không cân đối.

Theo thời gian, nó sẽ khiến mọi người bị suy dinh dưỡng, khả năng miễn dịch suy yếu và nhiều loại bệnh sẽ xâm nhập.

Nguồn: [Link nguồn]

Sai lầm khi ăn uống khiến trái tim ”hỏng” sớm

Việc gia tăng số lượng người Việt Nam mắc các bệnh lý tim mạch có nguyên nhân từ thói quen ăn uống, sinh hoạt. Chính những sai lầm này khi ăn uống khiến trái tim chúng ta bị...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Thùy Trang (Theo Aboluowang) ([Tên nguồn])
Sai lầm trong ăn uống, sinh hoạt, chăm sóc sức khỏe Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN