Con người có thể sống bao lâu mà không cần ăn?

Sự kiện: Sống khỏe

Theo các nhà khoa học, tùy thuộc vào sức khỏe thể chất và điều kiện môi trường, có người sẽ kéo dài cuộc sống lâu hơn mà không cần ăn trong khi những người khác nhanh chóng cảm thấy mệt mỏi và chóng mặt trong vài giờ.

Con người có thể sống bao lâu mà không cần ăn? - 1

Tuy nhiên, các nhà khoa học cho biết, trung bình, chúng ta chỉ nên nhịn ăn không quá 2 ngày để đảm bảo an toàn bởi sau 2 ngày không ăn gì, các biểu hiện mệt mỏi, suy nhược cơ thể bắt đầu tăng lên không ngừng với điều kiện vẫn uống nước.

Có người có thể cầm cự được khá lâu khi họ nhịn ăn, nhưng cũng có nhiều người cảm thấy mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt chỉ sau vài giờ không ăn gì. Với những người có thể trạng yếu và môi trường sống khắc nghiệt thì con số 2 ngày này thậm chí còn thấp hơn. Còn nếu vừa nhịn ăn vừa nhịn uống, cơ thể ra mồ hôi mà không được bù nước thì bạn sẽ cảm thấy đuối sức chỉ sau 4 giờ đồng hồ.

Các nhà khoa học cho biết tình trạng sức khỏe (lượng chất béo, vitamin, khoáng chất dự trữ)), trọng lượng cơ thể và điều kiện môi trường sống (thời tiết) có ảnh hưởng lớn đến khoảng thời gian hay giới hạn chịu đựng của cơ thể khi không còn được nạp thức ăn.

Theo đó, nhịn đói sau 48 tiếng, lượng đường huyết trong cơ thể sẽ bị cạn kiệt, glycogen trong cơ bắp và gan sẽ được lấy ra dần từ để chuyển hóa thành glucose tạo năng lượng duy trì hoạt động của cơ thể. Khi đó, cơ thể sẽ nhanh chóng rơi vào những trạng thái sau:

- Mệt mỏi, đuối sức, có thể ngất xỉu

- Mất cơ

- Giảm mật độ xương, khiến xương bị khô và giòn, loãng xương

- Vấn đề về tim do cơ tim suy yếu, không đủ sức để bơm máu đi khắp cơ thể

- Huyết áp thấp do lực bơm của tim giảm

- Mạch chậm

- Viêm loét do máu lưu thông kém

- Suy thận do mất nước nghiêm trọng

- Rụng tóc

Sau 72 tiếng, cơ thể bắt đầu lấy protein dự trữ ra để duy trì hoạt động, dẫn đến mất cơ, giảm mật độ xương, thậm chí gây ra các vấn đề về thận và tim.

Cơ thể bị bỏ đói lâu ngày hoặc lượng thức ăn ăn vào quá ít có thể dẫn đến suy đa tạng và nhiễm độc máu, cuối cùng là tử vong.

Khi chỉ số khối cơ thể BMI giảm còn từ 12 đến 12,5, nguy cơ bị nhồi máu cơ tim và tử vong do các biến chứng liên quan sẽ tăng cao hơn. Trong khi chỉ số BMI của người khỏe mạnh từ 18,5 đến 24,9.

Sau khi những nguồn này cạn kiệt, chất béo lipolysis và cuối cùng là protein trong các tế bào, khối cơ bắt đầu được đem ra sử dụng. Quá trình tiêu hao này đều có tác dụng không tốt cho sức khỏe của bạn.

Ngoài nhịn ăn hoàn toàn thì những người biếng ăn do mắc bệnh hoặc chủ động ăn ít đến nỗi gần như không có giá trị dinh dưỡng gì thì nguy cơ nhồi máu cơ tim, suy tạng cũng có thể xảy ra, và khả năng tử vong là rất cao.

Đây mới là lý do thực sự khiến người Nhật Bản sống thọ nhất thế giới

Tỉ lệ mắc bệnh tim mạch và ung thư ở người Nhật Bản được xếp hạng thấp nhất thế giới. Và đây chính là nguyên...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Huyền Anh (Theo Curejoy) ([Tên nguồn])
Sống khỏe Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN