Bệnh ung thư có di truyền không?

Sự kiện: Ung thư

Rất nhiều người thắc mắc liệu “bệnh ung thư có di truyền hay không”?

PGS.TS Vũ Hồng Thăng, Phó Trưởng khoa điều trị nội, Bệnh viện K cho biết, có trường hợp mắc ung thư do di truyền nhưng số lượng này không nhiều, chủ yếu mắc ung thư là do yếu tố ngoại cảnh, điều này đã được khoa học chứng minh.

Một số loại ung thư có thể di truyền do đột biến gen, người bị đột biến có nguy cơ mắc cao hơn so với người không bị đột biến, tuy nhiên không phải cứ đột biến là mắc ung thư.

Ăn đồ chiên rán nhiều dễ có nguy cơ gây ung thư. (Ảnh minh họa)

Ăn đồ chiên rán nhiều dễ có nguy cơ gây ung thư. (Ảnh minh họa)

Chính vì vậy, PGS.TS Vũ Hồng Thăng khuyến cáo những người bị đột biến gen nên đến các trung tâm hoặc gặp chuyên gia tư vấn di truyền ung thư để có kế hoạch phòng bệnh cho bản thân và gia đình.

Cũng theo PGS.TS Vũ Hồng Thăng, một số loại ung thư như ung thư vú, ung thư buồng trứng... trên thế giới ghi nhận khoảng 10% mắc do đột biến gen.

Khi so sánh tỉ lệ giữa Việt Nam với các quốc gia trong khu vực và trên thế giới, người Việt có tỉ lệ đột biến mắc ung thư trong nhóm thấp nhất thế giới. Đây là một điều đáng mừng. Tuy nhiên, những gia đình có người thân đang mắc ung thư nên các xét nghiệm xem có nguy cơ đột biến hay không, từ đó có biện pháp phòng ngừa phù hợp.

Tiến sĩ Phạm Văn Bình, Trưởng Khoa Ngoại Bụng 1, Bệnh viện K Trung ương cơ sở Tân Triều (Hà Nội) cho biết, đến nay, các nhà khoa học chưa xác định được nguyên nhân chính gây bệnh, tuy nhiên có một số nhóm yếu tố nguy cơ làm gia tăng bệnh, trong đó có hội chứng di truyền.

Cũng theo tiến sĩ Bình, trong số ít bệnh ung thư có tính di truyền phải kể đến ung thư đại trực tràng. Khoảng 5% người mắc ung thư đại trực tràng có yếu tố di truyền về gene, với hai hội chứng chính hay gặp.

Cụ thể: Hội chứng Lync - ung thư đại trực tràng di truyền không phải đa polyp, thường gặp nhất trong các nhóm bệnh có di truyền ung thư đại trực tràng. Nó chiếm 2-4% tổng số tất cả các ca ung thư đại trực tràng, thường do di truyền sự khiếm khuyến ở một gene MNH1 hoặc MSH2... Tuy nhiên, có thể có sự đột biến ở những gene khác cũng gây hội chứng này.

Nhóm thứ 2 là hội chứng đa polyp có tính chất gia đình, nguyên nhân do đột biến gene APC, gene này có thể di truyền từ bố mẹ sang con. Gene này có vai trò ức chế sự hình thành của khối u sinh ra ở đại tràng và có sự đột biến. Nó chiếm khoảng 1% trong tổng số các ca bệnh ung thư mang tính chất gia đình.

Theo tiến sĩ Bình, nếu một người đã bị hội chứng đa polyp gia đình thì hầu hết các thành viên trong gia đình đều có khả năng bị.

Do đó, nếu một người được chẩn đoán ung thư đại trực tràng thì những thành viên khác trong gia đình cũng nên đi kiểm tra, nội soi toàn bộ đại trực tràng.

Chuyên gia cũng khuyến cáo, polyp được coi là yếu tố tiền ung thư, yếu tố nguy cơ cao nên khi phát hiện polyp nên nội soi ống mềm toàn bộ đại trực tràng và cắt polyp mục đích chẩn đoán xem polyp lành hay ác tính; nếu tiến triển thành ung thư thì cần có phương án điều trị.

Ngoài ra, nếu trong gia đình chưa có ai bị ung thư đại trực tràng thì từ 40 tuổi trở lên cũng nên nội soi đại trực tràng định kỳ để phát hiện sớm bệnh.

Để phòng ngừa ung thư, theo chuyên gia phải loại bỏ các yếu tố nguy cơ gây bệnh: Tăng cường vận động thế chất, hạn chế ăn mỡ, thịt động vật, giảm phần calo, chất béo từ 40% xuống còn 20 – 25%; Tăng cường ăn các chất xơ, hoa quả tươi hàng ngày, hạn chế ăn thức ăn muối, lên men, cá khô, xì dầu, thịt xông khói; Tránh những chất gây đột biến gen nhiễm trong thức ăn như thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ, hạn chế lạm dụng bia rượu và các chất lên men khác.

Căn bệnh ung thư cực nguy hiểm dấu hiệu ban đầu chỉ nuốt nghẹn, khàn tiếng

Ung thư thực quản là một trong những bệnh nguy hiểm nhất trong các ung thư tiêu hóa, sau ung thư dạ dày, ung thư gan và ung thư...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Diệu Thu ([Tên nguồn])
Ung thư Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN