Bệnh than nguy hiểm như thế nào? Cần làm gì để không bị lây nhiễm?

Sự kiện: Sống khỏe

Bệnh than là bệnh nhiễm khuẩn cấp tính, thường làm tổn thương da, hiếm khi gây tổn thương mồm - họng, đường hô hấp dưới, trung thất hoặc bộ máy tiêu hóa.

Theo báo cáo của Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Điện Biên, thời gian qua trên địa bàn H.Tủa Chùa (Điện Biên) ghi nhận 3 ổ dịch bệnh than thể da với 13 trường hợp mắc tại xã Mường Báng (1 ổ dịch), xã Xá Nhè (2 ổ dịch), hiện chưa ghi nhận trường hợp nào tử vong. 

Được biết, tất cả các trường hợp mắc trên đều có tiền sử dịch tễ liên quan đến giết mổ và ăn thịt trâu bò.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Dấu hiệu nhận biết người mắc bệnh than

Theo Bộ Y tế, bệnh than thuộc nhóm B trong luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm. Đây là bệnh nhiễm khuẩn cấp tính thường làm tổn thương da, hiếm khi gây tổn thương mồm - họng, đường hô hấp dưới, trung thất hoặc bộ máy tiêu hóa.

Bệnh than nhiễm qua da là thể bệnh phổ biến nhất (chiếm 94-95%), và cũng ít nguy hiểm nhất. Ở thể da, chỗ da bị nhiễm trùng xuất hiện ngứa đầu tiên, sau đó dẫn đến tổn thương, nổi sần, mụn nước và từ 2 - 4 ngày sau phát triển thành nốt loét màu đen. Xung quanh chỗ loét thường có phù mức độ từ nhẹ đến nặng và lan rất rộng, đôi khi có mụn nước nhỏ thứ phát. 

Thông thường, nốt loét thường không đau, nếu có đau là do phù hoặc bội nhiễm. Nơi nhiễm khuẩn không được điều trị có thể lan tới các hạch bạch huyết vùng rồi vào máu gây nhiễm trùng huyết và tổn thương não.

Bệnh lây truyền qua da là do tiếp xúc với các mô của động vật (gia súc, cừu, dê, ngựa, lợn và các súc vật khác) chết vì mắc bệnh than; nhiễm qua lông, da, xương hoặc các sản phẩm làm từ những nguyên liệu trên như trống, bàn chải… Bệnh than cũng lây truyền qua đất bị nhiễm khuẩn từ các động vật mắc bệnh.

Bệnh than thể phổi xảy ra là do hít phải bào tử vi khuẩn trong công nghiệp chế biến da, len, xương. Bệnh than thể ruột và thể mồm - họng là do ăn phải thịt bị nhiễm khuẩn. Không có bằng chứng về việc lây truyền bệnh than từ sữa động vật nhiễm khuẩn.

Làm gì để phòng tránh nhiễm bệnh than

Để phòng bệnh, người dân được khuyến cáo không tiếp xúc, giết mổ và ăn thịt gia súc mắc bệnh. Người thường xuyên tiếp xúc vật nuôi bị ốm chết (không rõ nguyên nhân) nên mang ủng, găng tay cao su, quần dài và áo sơ mi dài tay; tránh vùng da hở, da bị tổn thương tiếp xúc với gia súc.

Sau khi tiếp xúc vật nuôi, mọi người phải rửa tay và bất kỳ chỗ da nào hở ra bằng xà phòng dưới vòi nước. Khi người trong gia đình có biểu hiện mắc bệnh than, cần đưa nạn nhân đến các cơ sở y tế gần nhất để kịp thời cứu chữa.

Nguồn: [Link nguồn]

Phát hiện bé gái 2 tuổi mắc bệnh than không rõ nguồn lây

Có biểu hiện sốt cao, nôn ói và có nốt tím trên da, khi nhập viện, bé gái 2 tuổi bị xác định mắc bệnh than

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo M.H (th) ([Tên nguồn])
Sống khỏe Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN