Dịch tay chân miệng bùng phát, xuất hiện chủng virus dễ gây bệnh nặng

Theo hệ thống giám sát bệnh truyền nhiễm, từ đầu năm đến nay cả nước ghi nhận gần 9.000 trường hợp mắc tay chân miệng, trong đó đã có 3 trẻ tử vong.

Bộ Y tế vừa có công văn gửi Ủy ban nhân dân (UBND) các tỉnh, thành về việc tăng cường phòng chống bệnh tay chân miệng.

Theo hệ thống giám sát bệnh truyền nhiễm, từ đầu năm đến nay cả nước ghi nhận gần 9.000 trường hợp mắc tay chân miệng, trong đó đã có 3 trẻ tử vong.

(Ảnh minh họa).

(Ảnh minh họa).

Số mắc tay chân miệng có xu hướng tăng nhanh trong các tuần gần đây. Bên cạnh đó đã ghi nhận sự xuất hiện của virus Enterovirus (EV71) có khả năng gây bệnh nặng ở một số trường hợp mắc bệnh.

Để chủ động công tác phòng, chống dịch bệnh tay chân miệng, hạn chế thấp nhất số trường hợp mắc và tử vong, không để dịch bùng phát, lan rộng và kéo dài, Bộ Y tế đề nghị UBND tỉnh, thành phố chỉ đạo các đơn vị phối hợp với ngành y tế triển khai đồng bộ, quyết liệt các giải pháp phòng chống dịch bệnh tay chân miệng, đặc biệt tập trung vào các khu vực có số mắc cao, có nguy cơ bùng phát dịch.

Theo dõi, giám sát chặt chẽ tình hình dịch bệnh, phát hiện sớm và xử lý kịp thời các ổ dịch mới phát sinh.

Bên cạnh đó, cần lấy mẫu xét nghiệm xác định tác nhân gây bệnh; củng cố các đội chống dịch cơ động nhằm kịp thời điều tra, xác minh, xử lý ổ dịch và hỗ trợ tuyến dưới khi cần thiết.

Thực hiện đầy đủ chế độ thông tin báo cáo và khai báo bệnh, dịch bệnh truyền nhiễm theo quy định.

Các đơn vị cần tổ chức tốt việc phân tuyến điều trị, phân luồng khám bệnh, thu dung, cấp cứu, điều trị bệnh nhân. Đặc biệt lưu ý những ca bệnh nặng nhằm hạn chế thấp nhất tử vong; thực hiện tốt phòng chống lây nhiễm chéo trong các cơ sở y tế.

Song song với đó, cần tăng cường công tác thông tin, truyền thông, giáo dục sức khỏe, thực hiện 3 sạch "ăn sạch uống sạch, ở sạch"; đảm bảo bàn tay sạch và đồ chơi sạch, tổ chức chiến dịch rửa tay bằng xà phòng và nước sạch hoặc dung dịch sát khuẩn tay.

Các cơ sở y tế cần đảm bảo đầy đủ thuốc, vật tư, hóa chất, trang thiết bị cho công tác cấp cứu, điều trị bệnh nhân và phòng chống dịch bệnh trong các tình huống. Tăng cường tập huấn về giám sát, điều trị bệnh tay chân miệng tại tất cả các tuyến, đặc biệt là đội ngũ cán bộ y tế cơ sở.

Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP. HCM (HCDC) cho biết, kết quả giải trình tự gen do nhóm nghiên cứu Bệnh viện Bệnh nhiệt đới, Nhi đồng 1 và Đơn vị nghiên cứu lâm sàng Đại học Oxford (OUCRU) cho thấy, đã phát hiện kiểu gen B5 của virus Enterovirus 71 (EV71) là tác nhân gây bệnh tay chân miệng (TCM) nặng ở trẻ em vừa được phát hiện tại 3 bệnh viện nhi của thành phố.

Nguồn: [Link nguồn]

Hà Nội: Số ca mắc thủy đậu tăng gần gấp đôi, dịch tay chân miệng lại tấn công trẻ

CDC Hà Nội dự báo, thời tiết giao mùa như hiện nay, bệnh thủy đậu thường có xu hướng gia tăng. Do đó, số ca mắc có thể tiếp tục tăng trong thời gian tới.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo TUẤN ANH ([Tên nguồn])
Dịch tay chân miệng Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN