Ăn vô tội vạ lại uống nước ngọt thay nước, giới trẻ dễ mắc căn bệnh của người già như chàng trai này

Không thể phủ nhận sức hấp dẫn từ các món ăn ngon, nhưng nếu ăn quá nhiều và ăn sai cách sẽ đe dọa nghiêm trọng tới sức khỏe.

Tiểu Lý (23 tuổi) là nhân viên văn phòng bình thường, anh có một niềm đam mê mãnh liệt với đồ ăn. Anh cao 1m85 nhưng nặng tới 95 kg. Theo quan sát từ một người bạn, ngoài 3 bữa chính một ngày, Tiểu Lý còn ăn thêm nhiều bữa phụ khác, ít nhất anh không ăn dưới 5 bữa 1 ngày.

Trào lưu Mukbang cũng là nguyên nhân chính dẫn tới tình trạng béo phì, loãng xương của Tiểu Lý. (Ảnh minh họa)

Trào lưu Mukbang cũng là nguyên nhân chính dẫn tới tình trạng béo phì, loãng xương của Tiểu Lý. (Ảnh minh họa)

Đầu năm ngoái, Tiểu Lý ở Hàng Châu, Trung Quốc bắt đầu với trào lưu ăn Mukbang (ăn cho người khác xem). Vào buổi tối, anh sẽ gọi rất nhiều đồ ăn và phát sóng trực tiếp trên mạng. Sự nổi tiếng mang lại cho anh nhiều cơ hội đổi đời nên anh ngày càng có động lực ăn nhiều hơn. Mặc dù ăn nhiều nhưng anh rất lười tập thể dục, sau hơn 1 năm với tình trạng ăn vô tội vạ như vậy, anh mất kiểm soát cân nặng và tăng đến 15 kg. Cuối cùng cân nặng của anh đã chạm tới 110 kg.

Tuần trước, công ty Tiểu Lý cho nhân viên đi khám sức khỏe định kỳ tại Bệnh viện Hàng Châu. Khi tiến hành kiểm tra mật độ xương, bác sĩ Từ Suất bất ngờ khi biết mật độ xương của anh là -2.58, đây là mức độ cho thấy loãng xương. Để tránh sai sót, bác sĩ đã kiểm tra lại một lần nữa, kết quả vẫn nằm dưới vạch mức loãng xương.

Tiểu Lý bối rối: “Không phải tình trạng loãng xương là bệnh của người già sao? Tôi còn trẻ như vậy làm sao có thể”.

Bác sĩ Từ giải thích: “Loãng xương là tình trạng mật độ xương và chất lượng xương giảm do nhiều nguyên nhân. Khi cấu trúc xương bị phá hủy, sẽ dễ khiến xương bị gãy hơn. Bệnh này thường phổ biến ở người trung niên và người cao tuổi. Một số bệnh nhân có thể không có triệu chứng rõ ràng trong giai đoạn đầu của bệnh loãng xương”.

Khi khi tìm hiểu, bác sĩ Từ biết được rằng Tiểu Lý rất thích uống nước ngọt có ga, đồ uống có nhiều đường, trung bình mỗi ngày 3-4 lon. Đây có thể là nguyên nhân gây ra loãng xương.

Ngoài ra, chỉ số BMI của Tiểu Lý cũng chạm ngưỡng béo phì. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, dù là trẻ từ 2-6 tuổi hay thanh niên, trung niên, một khi chỉ số BMI đạt ngưỡng béo phì, nguy cơ loãng xương sẽ tăng cao.

Mặc dù tỷ lệ loãng xương ở phụ nữ trung niên và cao tuổi cao hơn nam giới, nhưng ở thanh thiếu niên, mức độ ảnh hưởng của cân nặng, lượng vận động và chế độ ăn uống ảnh hưởng tới nam giới nhiều hơn là nữ giới.

Ngoài việc bị loãng xương, béo phì, Tiểu Lý còn có những nguy cơ khác kéo theo như huyết áp cao, đường huyết cao, mỡ máu cao, đe dọa nghiêm trọng tới sức khỏe tổng quát.

Sau khi nghe bác sĩ giải thích, Tiểu Lý cảm thấy đến lúc mình cần kiểm soát cân nặng. Mặc dù thức ăn ngon ai cũng thích, nhưng một cơ thể khỏe mạnh mới thực sự là điều quan trọng nhất.

Những điều cần chú ý để tránh loãng xương

Bác sĩ Từ khuyên mọi người, đặc biệt là giới trẻ nên có một lối sống lành mạnh, chế độ ăn uống cân bằng, tiếp xúc với ánh sáng mặt trời, tập thể dục thường xuyên để nâng cao sức khỏe cơ và xương.

- Chú ý chế độ ăn uống giàu canxi

Tăng cường bổ sung các thực phẩm giàu canxi như các chế phẩm từ sữa ít béo, rau xanh đậm, cá hồi, cá mòi và các sản phẩm từ đậu nành.

- Hấp thụ vitamin D từ ánh sáng mặt trời

Việc để da tiếp xúc với ánh sáng mặt trời vào buổi sáng sớm trước 9h rất tốt cho cơ thể. Lưu ý chỉ nên phơi nắng khoảng 15 phút và tránh nơi có ánh nắng quá gắt.

- Tăng cường các bài tập thể dục

Cần tham khảo ý kiến bác sĩ về một số bài tập hợp lý để cải thiện sự nhanh nhẹn, sức bền, tư thế cân bằng có lợi cho cơ thể.

Nguồn: [Link nguồn]

Thức đêm quá nhiều, chàng trai mắc bệnh ”khó nói”

Hệ lụy của việc thức khuya rất lớn, nó gây ra hàng loạt những vấn đề nghiêm trọng đối với sức khỏe.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Phan Hằng (Theo QQ) ([Tên nguồn])
Sai lầm trong ăn uống, sinh hoạt, chăm sóc sức khỏe Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN