8 loại thuốc có thể ảnh hưởng đến 'chuyện ấy' ngay lập tức

Một số loại thuốc kê đơn có thể gây rối loạn cương dương, làm nam giới suy giảm chức năng tình dục.

Rối loạn cương dương là một tình trạng khiến nam giới không thể cương cứng mặc dù bị kích thích tình dục. Đối với đại đa số người bệnh rối loạn cương dương, nguyên nhân cơ bản nằm ở tình trạng sức khỏe mạn tính trước đó như bệnh tim, rối loạn sức khỏe tâm thần, bệnh thần kinh… Một số loại thuốc cũng có thể gây rối loạn cương dương và ảnh hưởng tiêu cực đến nhiều khía cạnh khác của sức khỏe chứ không đơn thuần là ngừng thuốc là khỏi.

1. Dấu hiệu của rối loạn cương dương

Để biết chắc chắn bị rối loạn cương dương, nam giới nên đi khám.

Để biết chắc chắn bị rối loạn cương dương, nam giới nên đi khám.

Theo ThS.BS Lê Quang Dương - Trung tâm Phát triển Sức khỏe Bền vững (VietHealth), gần 20% dân số thế giới mắc chứng rối loạn cương dương, khiến tình trạng bệnh này trở thành chứng rối loạn chức năng tình dục phổ biến nhất mà nam giới phải đối mặt hiện nay. Thêm vào đó, rối loạn cương dương ảnh hưởng đến gần một nửa số nam giới ở độ tuổi 40 - 70 ở một mức độ nào đó.

Với thực tế đó, nam giới phải chú ý đến sức khỏe của mình. Trong khi rối loạn chức năng cương dương chủ yếu phát triển theo tuổi tác, các yếu tố sức khỏe kém cũng có thể góp phần làm suy giảm sức khỏe dương vật.

Mất khả năng kích thích tình dục tạm thời có thể xuất hiện tương tự như rối loạn cương dương nhưng sau đó là tình trạng ảnh hưởng đến nam giới ít nhất 50% thời gian trong khoảng thời gian kéo dài một tháng hoặc hơn. Nếu nghi ngờ rằng mình mắc phải tình trạng này phải đi khám và điều trị theo chỉ định của bác sĩ.

2. Những loại thuốc dễ gây rối loạn cương dương

Thuốc điều trị tăng huyết áp

Tăng huyết áp cao tình trạng có thể làm tổn thương các mạch máu, sau đó có thể gây ra các vấn đề về cương dương trong tương lai.

Thuốc huyết áp và thuốc chẹn beta cũng làm tổn hại đến khả năng tình dục của nam giới. Điều này là do những loại thuốc này có tác dụng làm giảm lượng máu đi khắp cơ thể có thể dẫn đến giảm lưu lượng máu trong buồng cương, khiến nó ở trạng thái mềm.

Các loại thuốc có thể ảnh hưởng đến chất lượng cương dương bao gồm Metoprolol, Nifedipine, Enalapril, Atenolol, Furosemide, Guanfacine, Hydrochlorothiazide, Bumetanide, Methyldopa, Clonidine, Captopril, Verapamil, Triamterene, Labetalol, Propranolol, Benazepril, Hydralazine, Chlorthalidone, Phenoxybenzamine và Spironolactone.

Thuốc chống lo âu và thuốc chống trầm cảm

Thuốc chống trầm cảm thuộc nhóm thuốc ức chế tái hấp thụ serotonin có chọn lọc, được chứng minh về mặt y tế là có một số mối liên hệ với tác dụng phụ về tình dục.

Những loại thuốc này làm tăng nồng độ serotonin gây ra sự mất cân bằng trong công việc sản xuất và truyền tín hiệu testosterone và chất dẫn truyền thần kinh.

Thuốc chống trầm cảm thuộc danh mục này bao gồm Oxazepam, Lorazepam, Diazepam, Desipramine, Clomipramine, Phenytoin, Clorazepate, Imipramine, Sertraline, Fluoxetine, Doxepin, Tranylcypromine, Nortriptyline, Amoxipine, Buspirone, Phenelzine, Chlordiazepoxide, Amitriptyline và Isocarboxazid.

Thuốc kháng histamine

Một số loại thuốc điều trị bệnh mạn tính trước đó có thể gây rối loạn cương dương.

Một số loại thuốc điều trị bệnh mạn tính trước đó có thể gây rối loạn cương dương.

Histamine hoạt động như một chất dẫn truyền thần kinh giúp tạo điều kiện cho sự cương cứng. Thuốc kháng histamine, như tên gọi của nó, ức chế hoạt động của histamine. Nó cũng có đặc tính kháng androgen có thể làm giảm nồng độ testosterone.

Nếu nam giới đang dùng bất kỳ loại thuốc nào sau đây, có thể gặp phải tác dụng phụ rối loạn cương dương: Dimenhydrinate, Meclizine, Hydroxyzine, Promethazine và Diphenhydramine.

Thuốc chống viêm không steroid

Còn được gọi là NSAID, những loại thuốc kê đơn này ức chế sản xuất prostaglandin, một chất điều hòa quan trọng chịu trách nhiệm làm giãn mạch máu.

Khi các mạch máu bị thu hẹp, điều này có thể khiến máu chảy đến dương vật ít hơn, gây ra rối loạn cương. Naproxen và Indomethacin là một số NSAID có thể gây ra các triệu chứng rối loạn cương dương.

Thuốc điều trị bệnh Parkinson

Các loại thuốc như Benztropine, Bromocriptine, Carbidopa-Levodopa và Trihexyphenidyl có thể làm tăng cảm giác thờ ơ, dẫn đến giảm khả năng sẵn sàng quan hệ tình dục để đạt khoái cảm.

Thuốc hóa trị

Các loại thuốc hóa trị như Cyclophosphamide và Busulfan có thể làm giảm ham muốn tình dục, tăng sự lo lắng và thay đổi nồng độ hormone của nam giới. Tất cả những điều này đều có thể dẫn tới rối loạn cương dương.

Hơn nữa, các loại thuốc trị ung thư tuyến tiền liệt như Flutamide và Leuprolide cũng có thể dẫn đến rối loạn cương dương.

Thuốc chống loạn nhịp

Amiodarone và ibutilide có thể gây ra rối loạn cương và những bệnh nhân sử dụng loại thuốc này cần được chuyên gia y tế kiểm tra chặt chẽ.

Lạm dụng chất kích thích

Thường xuyên lạm dụng các loại thuốc có chất kích thích như cocaine, cần sa và các loại thuốc khác được sử dụng mà không cần kê đơn có thể dẫn đến sức khỏe suy giảm nhanh chóng, bao gồm cả khả năng tình dục suy giảm.

3. Các biện pháp can thiệp tự nhiên để giảm rối loạn cương dương do thuốc gây ra

ThS.BS Lê Quang Dương cho biết, rối loạn cương dương được điều trị tốt nhất trong môi trường lâm sàng với các liệu pháp thích hợp, cụ thể là liệu pháp rối loạn cương dương và liệu pháp sóng hiệu quả cao (liệu pháp RestoreWave) giúp cải thiện lưu lượng máu và tăng sản xuất các mạch máu mới.

Ngoài ra, nam giới cần chú ý các thói quen sau để giảm nguy cơ phát triển rối loạn cương dương và cải thiện sức khỏe tổng thể:

- Ăn một chế độ ăn uống lành mạnh.

- Ngủ ít nhất 7 tiếng mỗi đêm.

- Quản lý các yếu tố gây căng thẳng.

- Tập thể dục đầy đủ.

Hãy trao đổi với bác sĩ ngay nếu bạn nghĩ rằng một loại thuốc mình đang uống có tác động tiêu cực đến hoạt động tình dục của bản thân. Tuy nhiên, không nên tự ý ngừng dùng bất kỳ loại thuốc nào mà không có ý kiến của bác sĩ. Một số loại thuốc có thể dẫn đến phản ứng đe dọa tính mạng nếu bạn không cẩn thận khi dừng hoặc thay đổi.

Nguồn: [Link nguồn]

Theo bác sĩ, nam giới khi mắc tiểu đường cần được theo dõi sức khỏe kỹ lưỡng.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Mỹ Uyên ([Tên nguồn])
Sức khỏe tình dục Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN