Nhu cầu về vốn tăng cao, lựa chọn hình thức vay nào hiệu quả nhất?

Với nhu cầu vay vốn của người dùng và doanh nghiệp ngày một tăng cao, các tổ chức tài chính đã cho ra mắt nhiều sản phẩm tín dụng hấp dẫn. Việc lựa chọn hình thức vay hiệu quả và phù hợp với khả năng tài chính của mỗi người là vô cùng quan trọng.

Nhu cầu vay vốn tăng cao

Hậu Covid, nền kinh tế dần hồi phục, nhu cầu vay vốn tiêu dùng của người dân tăng trở lại. Không những vậy, hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp cũng có nhiều tiến triển thuận lợi, tăng mạnh cả quy mô lẫn chất lượng. Nhiều doanh nghiệp đã lên kế hoạch mở rộng kinh doanh khiến cho nhu cầu về vốn tăng cao.

Ngoài ra, giá cả của nguyên vật liệu và chi phí vận hành cũng tăng lên chóng mặt. Theo ước tính, nhu cầu nguồn vốn của doanh nghiệp tăng khoảng 50 - 60% so với trước đây. Ở thời điểm hiện tại, nhiều doanh nghiệp đang “khát vốn” để hiện thực hóa các kế hoạch bùng nổ kinh doanh vào những tháng cuối năm này.

Nhu cầu vay vốn của người tiêu dùng và doanh nghiệp tăng cao

Nhu cầu vay vốn của người tiêu dùng và doanh nghiệp tăng cao

Tuy nhiên, theo Bộ Kế hoạch & Đầu tư, chỉ 25% doanh nghiệp nhỏ và vừa tiếp cận được nguồn tín dụng chính thống. Phần còn lại sẽ tìm vay vốn từ các nguồn như gia đình, bạn bè hay những nguồn vay bên ngoài ngân hàng. Đa số doanh nghiệp chưa đáp ứng được điều kiện vay vốn của ngân hàng do liên quan đến phương án kinh doanh, lịch sử trả nợ, tài sản thế chấp và một số thủ tục vay vốn khác. 

Với người tiêu dùng, thủ tục vay vốn phiền hà là một trong những nguyên nhân hàng đầu khiến họ không thể tiếp cận được tới nguồn vốn vay. Hơn nữa, hiểu được tâm lý muốn được hưởng “lãi suất thấp, vay số tiền lớn, thủ tục nhanh gọn” của người dùng, tình trạng các đối tượng giả mạo cán bộ nhân viên ngân hàng hoặc công ty tài chính đang ngày một gia tăng. Trong bối cảnh tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng khó khăn, không ít người dùng đã sập bẫy.

Lựa chọn hình thức vay nào hiệu quả?

Trước tình hình trên, người dùng và doanh nghiệp nên tìm kiếm, mở rộng nguồn vốn vay theo những hình thức mới như vay tín chấp. Đồng thời, người đi vay nên chọn các địa chỉ uy tín để tiến hành vay tín chấp. Ưu điểm của hình thức vay này đó là thủ tục đơn giản, tính linh hoạt chi trả, tốc độ giải ngân nhanh và đáp ứng nhu cầu cấp bách của người đi vay một cách kịp thời. 

Đối với khối doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs), nguồn vốn thấp, không có tài sản bảo đảm thì hình thức vay tín chấp sẽ là một giải pháp lý tưởng để hiện thực hóa việc mở rộng kinh doanh. Hiện nay, nhiều ngân hàng chính thống đã triển khai cung cấp các gói vay tín chấp phù hợp cho doanh nghiệp SMEs. Trong đó, điển hình nhất là Chương trình tài trợ vốn không tài sản đảm bảo của ngân hàng KBank hợp tác với bePOS – siêu App Quản lý bán hàng 4.0.

Theo đó, doanh nghiệp có thể vay tín chấp siêu tốc với hạn mức lên tới 300 triệu đồng, nộp hồ sơ hoàn toàn trực tuyến. Đặc biệt, nếu doanh nghiệp là khách hàng của bePOS thì sẽ được vay với lãi suất ưu đãi chỉ từ 1,25%/tháng.

Gói vay tín chấp của ngân hàng KBank hợp tác với bePOS

Gói vay tín chấp của ngân hàng KBank hợp tác với bePOS

Đối với người tiêu dùng, KBank cũng cung cấp các gói vay phù hợp với từng đối tượng. Với thủ tục nhanh chóng và đơn giản, người tiêu dùng hoàn toàn có thể đăng ký tham gia vay tín chấp ngay trên ứng dụng của ngân hàng chỉ trong 5 phút. Thời gian duyệt khoản vay từ 3-5 ngày và số tiền sẽ được giải ngân về tài khoản của bạn ngay khi hồ sơ được thông qua. 

Nếu bạn quan tâm có thể đăng ký tham gia gói vay KBank Loan: Tại đây 

Cảnh báo và cách phòng tránh giả mạo vay tín chấp

Tồn tại song song với những địa chỉ cho vay uy tín là những tổ chức tín dụng “đen”. Theo đó, các đối tượng này sẽ đóng giả làm cán bộ Ngân hàng để kết bạn với những người có nhu cầu vay vốn qua các kênh mạng xã hội. Tiếp theo, chúng sẽ mời chào người dùng vay vốn lãi thấp hoặc gây hoang mang bằng cách thông báo bạn đang nằm trong danh sách đen của ngân hàng, bắt bạn chuyển tiền trước để giải quyết. 

Người dùng cần tỉnh táo khi đi vay tín chấp

Người dùng cần tỉnh táo khi đi vay tín chấp

Để không bị mắc bẫy, bạn cần cẩn thận với các cuộc gọi, tin nhắn xưng danh là cán bộ nhân viên ngân hàng để tiếp thị và hướng dẫn vay vốn. Đặc biệt, bạn cần lưu ý với những yêu cầu phải chuyển khoản để được hưởng ưu đãi, xóa bỏ nợ xấu hoặc thu phí mở thẻ.

Bên cạnh đó, tuyệt đối không được truy cập vào những đường dẫn lạ nhận được qua các trang mạng xã hội. Lưu ý không nạp tiền, chuyển tiền cho người lạ với nội dung để vay vốn ngân hàng lãi thấp.

Nguồn: [Link nguồn]

Chia sẻ
Gửi góp ý
([Tên nguồn]) .
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN