Ngân hàng của nữ Chủ tịch trẻ nhất Việt Nam kinh doanh như thế nào?

Sự kiện: Kinh tế toàn cảnh

Sau khi bổ nhiệm nữ Chủ tịch ngân hàng trẻ nhất Việt Nam, ngân hàng Kiên Long cũng báo lãi tăng tới 125% so với cùng kỳ năm 2020. Sau nửa năm 2021, ngân hàng ghi nhận lãi sau thuế tăng 5 lần so với cùng kỳ.

Đầu tháng 5/2021, HĐQT ngân hàng Kiên Long (Kienlongbank - KLB) đã bầu bà Trần Thị Thu Hằng sinh năm 1985 đang giữ chức Phó Chủ tịch HĐQT, giữ chức danh Chủ tịch HĐQT Ngân hàng Kiên Long nhiệm kỳ 2018 – 2022 kể từ ngày 26/5/2021.

Với quyết định bổ nhiệm này, bà Trần Thị Thu Hằng trở thành nữ Chủ tịch ngân hàng trẻ nhất trong lịch sử ngành ngân hàng Việt Nam.

Trước khi ngồi "ghế nóng" tại KLB, bà Trần Thị Thu Hằng có hơn 10 năm kinh nghiệm trong ngành ngân hàng, giai đoạn 2011-2018, bà trải qua một số vị trí quản lý ở LienVietPostBank và MSB,...

Dưới sự dẫn dắt của nữ Chủ tịch trẻ nhất lịch sử ngành ngân hàng, KLB cũng đạt được kết quả kinh doanh đầy ấn tượng trong quý 2 và 6 tháng đầu năm 2021.

KLB đã đạt được kết quả kinh doanh ấn tượng kể từ khi bà Trần Thị Thu Hằng ngồi “ghế nóng”

KLB đã đạt được kết quả kinh doanh ấn tượng kể từ khi bà Trần Thị Thu Hằng ngồi “ghế nóng”

Báo cáo tài chính quý 2/2021 của ngân hàng ghi nhận thu nhập lãi thuần của ngân hàng đạt hơn 311 tỷ đồng, tăng đáng kể so với con số 254 tỷ đồng của cùng kỳ năm 2020.

Trong đó, thu nhập từ hoạt động dịch vụ tăng đột biến từ hơn 19 tỷ đồng cùng kỳ lên hơn 96 tỷ đồng trong quý 2/2021. Thu nhập từ các hoạt động khác cũng tăng mạnh từ hơn 5,5 tỷ đồng trong quý 2/2020 lên hơn 37,7 tỷ đồng trong quý này.

Mặc dù chi phí hoạt động của ngân hàng tăng từ gần 267 tỷ đồng lên hơn 321 tỷ đồng, nhưng ngân hàng vẫn báo lãi trước chi phí dự phòng rủi ro tín dụng là hơn 131 tỷ đồng, tương đương mức tăng 2,3 lần so với cùng kỳ năm 2020.

Sau khi trừ đi các khoản chi phí khác và thuế thu nhập doanh nghiệp KLB báo lãi sau thuế hơn 82 tỷ đồng, tương đương mức tăng gần 2,3 lần so với khoản lợi nhuận hơn 36 tỷ đồng của quý 2/2020.

Thu nhập luỹ kế nửa đầu năm của KLB cũng tăng gấp đôi cùng kỳ, đạt xấp xỉ 1.450 tỷ đồng. Thu nhập lãi thuần đóng góp hơn 1.227 tỷ đồng trong số đó, còn lại đến từ hoạt động dịch vụ, mua bán chứng khoán, kinh doanh ngoại hối.

Lợi nhuận trước thuế 6 tháng đầu năm 2012 của Kienlongbank đạt gần 806 tỷ đồng, tăng tới 684% so với cùng kỳ nhờ nguồn thu từ xử lý khoản nợ của khách hàng có tài sản đảm bảo là cổ phiếu của Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) trong quý 1. Khoản lãi này giúp ngân hàng hoàn thành trên 80,5% kế hoạch và gấp 5 lần cả năm 2020.

Tổng tài sản hợp nhất tính đến cuối kỳ của Kienlongbank xấp xỉ 60.330 tỷ đồng, tăng khoảng 5% so với cùng kỳ. Tổng nguồn vốn huy động đạt trên 54.150 tỷ đồng và hoàn thành hơn 91% kế hoạch.

Dư nợ cho vay tăng gần 1.000 tỷ đồng so với đầu năm, lên gần 35.670 tỷ đồng. Nợ có khả năng mất vốn (nhóm 5) cũng đã giảm gần 1.350 tỷ đồng, còn 435 tỷ đồng sau khi xử lý khoản nợ được đảm bảo bằng cổ phiếu Sacombank. Tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng giảm chỉ còn 1,08%.

Tại Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên năm 2021 tổ chức hồi tháng 4, Kienlongbank đặt mục tiêu tổng tài sản hợp nhất năm nay đạt 66.800 tỷ đồng; tổng nguồn vốn huy động 59.400 tỷ đồng; tổng dư nợ cấp tín dụng là 44.600 tỷ đồng; lợi nhuận trước thuế là 1.000 tỷ đồng.

Vừa qua, ngân hàng của nữ Chủ tịch trẻ nhất Việt Nam cũng đã được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cấp phép thành lập mới hai Văn phòng đại diện (VPĐD) trong nước bao gồm: VPĐD Miền Bắc tại Thành phố Hà Nội, và VPĐD Miền Nam tại Thành phố Hồ Chí Minh.

Nguồn: [Link nguồn]

Công ty của ông vua hàng hiệu Johnathan Hạnh Nguyễn báo lỗ sau nhiều năm

Nguồn thu từ hoạt động tài chính sụt giảm cùng chi phí quản lý doanh nghiệp tăng “đột biến” đã khiến Công ty CP Dịch...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Trung Kiên ([Tên nguồn])
Kinh tế toàn cảnh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN