Lãi suất giảm chưa từng có, tiền nhàn rỗi vẫn chảy mạnh về “kho”

Sự kiện: Kinh tế toàn cảnh

Lãi suất tiền gửi ngân hàng giảm chưa từng có trong hơn 10 năm nay, song lượng tiền chảy về “kho” ngày một tăng.

Lãi suất tiền vay và gửi được dự báo tiếp tục giảm...

Lãi suất tiền vay và gửi được dự báo tiếp tục giảm...

Theo khảo sát của PV Báo Giao thông, hiện nay, các Ngân hàng lớn đồng loạt giảm lãi suất tiền gửi về mức 0,2-0,4% so với biểu lãi suất hồi tháng 10.

Cụ thể, ngân hàng Vietcombank lãi suất ngân hàng niêm yết tại kỳ hạn 1 tháng và 2 tháng là 3,1%/năm; Kỳ hạn 3 tháng ở mức 3,4%/năm; Kỳ hạn 6 tháng và 9 tháng là 4%/năm; Cao nhất là kỳ hạn 1 năm ở mức 5,8% (trước đây khoảng 7-8%/năm)

Tương tự, các ngân hàng khác như BIDV, Agribank… có mức giảm từ 0,2-0,3%, tương ứng với biểu lãi suất huy động trong khoảng từ 3,3-5,8%/năm cho các kỳ hạn từ 1-36 tháng. Đây là mức giảm chưa từng có trong hơn 10 năm nay…

Các ngân hàng thương mại như HD Bank, TP Bank, AB Bank,MB… có mức giảm nhiều hơn khoảng 0,2-1%/năm. Tương ứng với mức lãi suất từ 10% xuống còn khoảng 5,3%/năm và 5,5-5,67%/24 tháng.

Theo thống kê của Ngân hàng Nhà nước, trong 5 năm gần đây, mặt bằng lãi suất đã thay đổi rất mạnh. Nếu đầu năm 2016, lãi suất huy động kỳ hạn 3 tháng trên thị trường ở mức 5%/năm, thì hiện tại đã giảm còn 3,1-3,3%/năm. Lãi suất huy động kỳ hạn 1 năm tại các ngân hàng lớn cũng tụt về 5,8%/năm so với mức 7%/năm 5 năm trước.

Ngoài ra, có một hiện tượng chưa từng có trên thị trường lãi suất đó là gần 70% doanh số giao dịch trên thị trường liên ngân hàng là cho vay qua đêm. Tuy nhiên, lãi suất cho vay qua đêm cả tháng qua chỉ xoay quanh 0,1%, thấp nhất trong lịch sử.

Mức lãi suất cho vay qua đêm trên thị trường liên ngân hàng tại Việt Nam đang xấp xỉ lãi suất cho vay qua đêm tại Mỹ (hiện là 0,8%). Thậm chí, trong tháng 10, có thời điểm lãi suất cho vay qua đêm tại Việt Nam thấp hơn cả tại thị trường Mỹ.

Hơn nữa, thống kê gần 30 ngân hàng thương mại cho thấy, huy động khách hàng của các ngân hàng này tăng trưởng gần 8% so với đầu năm. Riêng 3 ngân hàng quốc doanh là Vietcombank, BIDV và VietinBank chiếm tới 48,8% tiền gửi trong tổng tiền gửi của các ngân hàng”, NHNN thông tin.

Nói về nguyên nhân vì sao “ngân hàng giảm lãi suất xuống mức thấp nhất chưa từng có nhưng lượng tiền chảy về “kho” ngày một tăng", Chuyên gia ngân hàng Nguyễn Trí Hiếu cho rằng, đầu tiên chúng ta phải khẳng định, dịch Covid-19 đã làm thay đổi tâm lý con người.

Trong đó, có sự lo lắng về tài sản rủi ro bởi việc đầu tư trong thời điểm này thường không chắc chắn nên họ sẽ chọn hướng bảo toàn hơn là chi mạnh tay cho các kế hoạch đầu tư.

Chính vì thế, họ không quan tâm nhiều đến lợi nhuận tiền gửi mà chỉ quan tâm việc cất ở đâu để tài sản an toàn nhất và đương nhiên ngân hàng là một lựa chọn chắc chắn.

Bên cạnh đó, trong thời điểm này, mọi loại tài sản đều biến động mạnh, mọi ngành nghề đều có độ chững nên tăng trưởng tín dụng thấp dù có hạ lãi suất vay và gửi khi doanh nghiệp, người dân bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19.

“Trong điều kiện thanh khoản tốt, tiền dồi dào, ngân hàng không cho vay được nhiều thì lãi suất sẽ tiếp tục giảm cả đầu huy động và cho vay”, ông Hiếu nhận định.

Nguồn: [Link nguồn]

Những nữ thống đốc ngân hàng quyền lực trên thế giới, Việt Nam có một

Ngày 12/11, bà Nguyễn Thị Hồng được bổ nhiệm làm thống đốc Ngân hàng Nhà nước. Bà là một trong số những nữ Thống...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Hồng Hạnh ([Tên nguồn])
Kinh tế toàn cảnh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN