Tại sao có người mua cả toà nhà, nửa toà nhà?

Sự kiện: Kinh tế toàn cảnh

"Tại sao lại có những người mua cả toà nhà, mua nửa toà nhà? Mua nhiều như vậy để đẩy giá lên và chỉ cần thị trường "đóng băng" thì toàn bộ những khoản nợ đấy nếu ngân hàng cho vay sẽ rủi ro rất lớn" - ông Nguyễn Quốc Hùng - Tổng Thư ký Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam - nói.

Trao đổi với PV Tiền Phong, Tổng Thư ký Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam Nguyễn Quốc Hùng cho rằng, thực chất tín dụng không gây ra bong bóng bất động sản.

Nhiều người mua bất động sản đầu cơ để đẩy giá.

Nhiều người mua bất động sản đầu cơ để đẩy giá.

Theo ông Hùng, nhìn vào tốc độ tăng trưởng vốn tín dụng hàng năm thấy rõ vấn đề của thị trường không có gì gọi là "nóng". Những dự án nào đầy đủ pháp lý đều được cho vay. Những dự án liên quan đến nhà ở tiêu dùng phục vụ người dân, kể cả tín chấp tiền lương, vẫn được ngân hàng cho vay, người dân có thể tiếp cận được.

Tổng Thư ký Hiệp hội Ngân hàng nhận định, để xảy ra bong bóng bất động sản là do có hiện tượng không phải mua nhà để ở mà mua nhà để tích luỹ, để đầu cơ, dẫn tới đẩy giá lên.

"Tại sao lại có những người mua cả toà nhà, mua nửa toà nhà? Mua nhiều như vậy để đẩy giá lên và chỉ cần thị trường "đóng băng" thì toàn bộ những khoản nợ đấy nếu ngân hàng cho vay sẽ rủi ro rất lớn", ông Hùng nói và cho rằng, vì những lý do trên nên ngân hàng đã đặt vấn đề lĩnh vực bất động sản là lĩnh vực rủi ro. Khi cho vay phải xem xét rất thận trọng. Người dân có nhu cầu tiếp cận vốn mua nhà ở thì gần như tất cả đều tiếp cận được để mua nhà.

“Chúng ta đang để bong bóng bất động sản cũng như thị trường chứng khoán, không phải cứ đầu tư vào là có lãi mà tập trung vay vốn huy động, vốn của bạn bè… để đầu cơ kinh doanh và đẩy giá lên. Khi thị trường đóng băng sẽ ảnh hưởng đến việc không thể tiêu thụ sản phẩm”, ông Hùng nói.

Ông Lê Hoàng Châu - Chủ tịch Hiệp hội bất động sản TPHCM - cho biết, thị trường bất động sản đang rất khó khăn. Vướng mắc về pháp lý chiếm 70% khó khăn của các doanh nghiệp bất động sản. Khó khăn tiếp theo là vướng mắc, bất cập trong việc tiếp cận vốn tín dụng. Việc tiếp cận nguồn vốn trái phiếu doanh nghiệp đang gặp rất nhiều vướng mắc.

Theo ông Châu, không những doanh nghiệp khó tiếp cận tín dụng, kể cả người mua nhà, nhà đầu tư cũng khó tiếp cận tín dụng. Thậm chí, có những hoàn cảnh trớ trêu là ngân hàng đã ký hợp động tín dụng rồi nhưng dừng giải ngân khiến cả doanh nghiệp và khách hàng đều gặp khó khăn lớn.

Chủ tịch Hiệp hội bất động sản TPHCM đề nghị Ngân hàng Nhà nước quan tâm chỉ đạo tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn tín dụng, bởi vì ngày 5/12/2022 mới công bố nới room tín dụng lên 1,5-2% nhưng thực chất phải đến hết 31/12/2022 mới thực hiện; còn khoảng 1,5-2% room tín dung không được đưa vào nền kinh tế.

Nguồn: [Link nguồn]

Gánh lãi suất còng lưng, nhà đầu tư bất động sản hụt hơi nhìn đất rớt giá mạnh

Lãi suất tăng cao khiến nhiều nhà đầu tư còng lưng gánh lãi vay ngân hàng vì sử dụng đòn bẩy tài chính để đầu tư thời điểm giá đất cao ngất ngưởng.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Ngọc Mai ([Tên nguồn])
Kinh tế toàn cảnh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN