Ông Donald Trump tuyên bố EU là đối tượng tiếp theo trong cuộc chiến thương mại?

Tổng thống Donald Trump đã thu hút rất nhiều sự chú ý trong tuần qua khi phát biểu về việc muốn mua lại hòn đảo Greenland (Đan Mạch), điều này khiến một số người có thể bỏ lỡ một tuyên bố “cay nghiệt” của ông đối với Châu Âu.

Tuần qua, phần lớn mọi người trên thế giới tập trung vào kế hoạch của ông Trump trong việc mua lại đảo Greenland, động thái áp thuế lên 300 tỷ hàng hóa nhập khẩu còn lại của Trung Quốc, cũng như tập trung vào sự sụt giảm của thị trường chứng khoán Hoa Kỳ. Có lẽ nhiều người không hề biết tới một tuyên bố mới đây của ông Trump đối với Châu Âu.

Ông Trump tuyên bố “Liên minh Châu Âu cũng xấu xa không kém gì Trung Quốc” (Nguồn: Bloomberg)

Ông Trump tuyên bố “Liên minh Châu Âu cũng xấu xa không kém gì Trung Quốc” (Nguồn: Bloomberg)

“Liên minh Châu Âu cũng xấu xa không kém gì Trung Quốc, chỉ kém một chút. Họ đối xử với nước Mỹ một cách khủng khiếp qua rào cản thương mại, thuế quan và thuế nội địa”, Tổng thống Donald Trump phát biểu tại Manchester, New Hampshire (Mỹ), “Họ đối xử với chúng ta rất tệ”.

Đây là lần đầu tiên ông Trump đề cập đến EU trong bối cảnh liên quan đến vấn đề thương mại. Tuy nhiên, theo số liệu của Cục thống kê Liên minh Châu Âu, Mỹ mới là nước phải cảm ơn Châu Âu. Thặng dư thương mại của EU với Hoa Kỳ đứng ở mức gần 75 tỷ euro (83 tỷ đô la) trong nửa đầu năm 2019, tăng hơn 11% so với cùng kỳ một năm trước đó. Thặng dư của Đức hiện duy trì ở mức lớn nhất trong khối.

Căng thẳng thuế quan giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc đang hứng chịu nhiều chỉ trích từ các nước trên thế giới cho những bất ổn gần đây trên thị trường tài chính vì nó liên quan đến hai nền kinh tế lớn nhất thế giới. Thật khó có thể tưởng tượng điều gì sẽ xảy ra nếu đối tượng chiến tranh thương mại tiếp theo của Hoa Kỳ là liên minh châu Âu.

Trump hoàn toàn không có động thái xoa dịu những lời đồn đoán rằng ông sắp tuyên bố chiến tranh với những nước đồng minh lớn nhất của mình. Theo giới nghiên cứu, điều này có lẽ xuất phát từ hai lý do:

Thủ tướng Anh, ông Vladimir Johnson, cho biết ông cam kết sẽ đưa Anh ra khỏi EU vào ngày 31 tháng 10 mà không có thỏa thuận nếu cần thiết - một kịch bản kinh tế cho rằng sẽ gây tổn hại cho rất nhiều nước trong bối cảnh thương mại xuyên biên giới.

Ông Trump cũng đang xem xét việc áp thuế quan đối với hàng nhập khẩu ô tô đến từ EU, quyết định có thể sẽ được đưa ra vào tháng 11 tới đây. Tuy nhiên, điều này nếu như xảy ra chắc chắn sẽ châm ngòi cho sự trả đũa từ EU và có khả năng đẩy nền kinh tế của Đức gần như bị đình trệ rơi vào suy thoái kinh tế.

Đây chắc chắn sẽ là chủ đề tranh cãi giữa các nhà lãnh đạo trong cuộc họp G7 diễn ra tới đây. Hội nghị thượng đỉnh G-7 ở Canada năm ngoái đã kết thúc giữa lúc các cuộc đấu tranh thương mại đang căng thẳng. Cố vấn thương mại của Nhà Trắng Peter Navarro có một kết luận nổi tiếng rằng “có một vị trí đặc biệt trong địa ngục” để dành cho Thủ tướng Canada Justin Trudeau.

Vào ngày 19/8, văn phòng Đại diện Thương mại Hoa Kỳ đã tổ chức phiên điều trần liên quan đến việc Pháp muốn áp thuế đối với các công ty kỹ thuật số của Mỹ, nhằm vào 3% doanh thu của các công ty này. Loại thuế này nhắm vào các công ty lớn của Mỹ như Facebook Inc., Amazon.com Inc. và Alphabet Inc., Google.

Mặc dù ông Trump thường bất hòa với những công ty công nghệ lớn của Mỹ nhưng cũng đã lên tiếng chỉ trích động thái của Pháp và bảo vệ công ty của Mỹ. “Nếu ai đó muốn đánh thuế những công ty này, thì chỉ có thể là nước Mỹ, không phải nước nào khác”, ông Trump viết trên Twitter vào ngày 17/8.

Giữa tâm bão chiến tranh Mỹ - Trung, Xiaomi chuẩn bị vượt mặt ông lớn Apple

Số lượng lô hàng điện thoại thông minh trên toàn thế giới của Aplple đã sụt giảm mạnh, tạo cơ hội cho hãng điện thoại...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Huy Nguyễn (Theo Bloomberg) ([Tên nguồn])
Kinh Doanh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN