Mỹ-Trung thương chiến, đại gia Việt nào “ngư ông đắc lợi” nhất?

Theo CTCK VNDirect, căng thẳng thương mại Mỹ-Trung chắc chắn sẽ cải thiện triển vọng xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam trong tương lai. Các nhà nhập khẩu toàn cầu sẽ tiếp tục chuyển nguồn cung ứng từ Trung Quốc sang Việt Nam để phòng ngừa một cuộc căng thẳng thương mại trong tương lai có thể tái diễn. 

Theo báo cáo mới đây của CTCP Chứng khoán VNDIRECT, dệt may là ngành nhận được tác động tích cực nhất từ cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung. Bên cạnh đó, ngành này còn được hưởng lợi từ sự tái cấu trúc trong nền kinh tế Trung Quốc, Hiệp định CPTPP đã ký và Hiệp định Thương mại Tự do EU-Việt Nam (EVFTA) sắp tới.

Việc chuỗi cung ứng toàn cầu chuyển từ Trung Quốc sang Việt Nam có thể mang lại lượng đơn hàng dệt may lớn và giúp Việt Nam giành thị phần từ Trung Quốc tại thị trường Mỹ. VNDirect đã chỉ ra hai yếu tố giúp các doanh nghiệp dệt may Việt Nam “ngư ông đắc lợi” trong bối cảnh căng thẳng thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc ngày càng leo thang:

Đầu tiên, việc đồng Nhân dân tệ (NDT) mất giá mạnh so với USD, qua đó NDT cũng mất giá so với VND, giúp các doanh nghiệp nhập được vải và các nguyên phụ liệu dệt may, da giày với giá rẻ hơn.

Thời gian gần đây, chính phủ Trung Quốc đã phải phá giá đồng NDT để hỗ trợ hàng xuất khẩu của Trung Quốc sang Mỹ, khiến đồng NDT giảm 210 điểm cơ bản so với VND từ đầu tháng 5/2019. Điều này giúp doanh nghiệp Việt Nam có thể mua nguyên liệu giá rẻ hơn, bao gồm sợi, vải từ Trung Quốc (nguồn nhập khẩu lớn nhất cho các sản phẩm này) và cải thiện biên lợi nhuận gộp.

Mỹ-Trung thương chiến, đại gia Việt nào “ngư ông đắc lợi” nhất? - 1

Doanh nghiệp ngành dệt may hưởng lợi đáng kể từ căng thẳng thương mại Mỹ- Trung

Do nguyên liệu chiếm tỷ trọng lớn nhất (khoảng 60%-70% giá vốn hàng bán), ước tính nếu đồng NDT mất giá 100 điểm cơ bản so với VND thì biên lợi nhuận gộp của các doanh nghiệp dệt may Việt Nam sẽ tăng trung bình 50 - 60 điểm cơ bản.

Thứ hai, ngành dệt may của Việt Nam có thể giành thêm được thị phần của Trung Quốc tại thị trường Mỹ nhờ mức giá cạnh tranh hơn cũng như thu hút được thêm vốn đầu tư FDI, từ đó giúp xuất khẩu tăng, nhiều việc làm mới được tạo ra.

Tỷ trọng xuất khẩu dệt may của Việt Nam tại thị trường Mỹ đã tăng lên 11,6% vào năm 2018 từ mức 6,7% vào năm 2010, trong khi Trung Quốc mất dần thị phần xuống 36,5% từ mức 41,2% trong cùng kỳ. Nguyên nhân dẫn đến những thay đổi này bao gồm: Sự tái cấu trúc của nền kinh tế Trung Quốc và Quan điểm chính trị của Tổng Thống Donald Trump đã châm ngòi cho căng thẳng thương mại kể từ khi ông đắc cử vào năm 2016.

Theo VNDirect, căng thẳng thương mại Mỹ-Trung chắc chắn sẽ cải thiện triển vọng xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam trong tương lai. Các nhà nhập khẩu toàn cầu sẽ tiếp tục chuyển nguồn cung ứng từ Trung Quốc sang Việt Nam để phòng ngừa một cuộc căng thẳng thương mại trong tương lai có thể tái diễn. 

Tuy nhiên, VNDirect đánh giá quá trình hưởng lợi của các doanh nghiệp dệt may của Việt Nam sẽ diễn ra với quy mô vừa phải. Các đối tác tập đoàn đa quốc gia, sản xuất tại Trung Quốc vẫn có sức hấp dẫn nhất định, nhất là đối với các phân phúc cần trình độ nhân công cao dù mức lương tại đây đang có xu hướng tăng.

Một số doanh nghiệp dệt may lớn của Việt Nam như CTCP Dệt may Thành Công (TCM) hay CTCP Sản xuất Thương mại May Sài Gòn (GMC) chắc chắn sẽ có được thuận lợi từ chiến tranh thương mại Mỹ- Trung, nhưng mức độ có thể sẽ không quá đột biến. Bởi các doanh nghiệp này hiện đã chạy hết công suất cũng như chưa có kế hoạch đầu tư thêm trong ngắn hạn. Nếu lấy thêm được đơn hàng từ Mỹ, các doanh nghiệp này cũng sẽ phải thuê gia công bên ngoài và chấp nhận mức biên lợi nhuận thấp hơn.

Ngoài ra, ngành dệt may Việt Nam cũng phải đối mặt với những rủi ro chính bao gồm chi phí nhân công gia tăng và công đoạn nhuộm. Trong đó, lợi thế nhân công giá rẻ trong sản xuất hàng may mặc có thể sẽ không còn được duy trì từ năm 2025 và ảnh hưởng đến hiệu quả của ngành. Nguyên nhân khiến chi phí nhân công có thể tăng nhanh là dòng vốn FDI đổ vào sẽ thúc đẩy nhu cầu lao động.

Trở thành tỷ phú USD, tài sản của hai đại gia Việt đã biến động ra sao?

Ở thời điểm hiện tại, sau ba tháng, Forbes đang thống kê tài sản ròng của ông Hồ Hùng Anh là 1,7 tỷ USD (không thay đổi),...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Quang Sơn ([Tên nguồn])
Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN