Mỹ - Trung tạm “đình chiến”, Nhật - Hàn lại tuyên bố chiến tranh thương mại

Nhật Bản đã công bố các lệnh hạn chế xuất khẩu đối với các sản phẩm công nghệ cao sang Hàn Quốc. Seoul kêu gọi biện pháp trả đũa Nhật Bản và thu hút 17.000 người ủng hộ trong bốn ngày.

Trong khi Mỹ và Trung Quốc vừa mới tạm “đình chiến” để tiếp tục giao lưu kinh tế, hai nền kinh tế lớn của châu Á là Nhật Bản và Hàn Quốc lại cuốn vào một cuộc chiến tranh thương mại xuất phát do căng thẳng chính trị kéo dài nhiều năm qua.

Căng thẳng giữa Tokyo và Seoul leo thang khi thủ tướng Nhật Bản công bố các biện pháp mới nhằm hạn chế xuất khẩu hàng hóa và sản phẩm công nghệ cao, điều mà có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến ngành công nghệ Hàn Quốc. Đáp lại, phía Hàn Quốc kêu gọi tẩy chay hàng hóa từ Nhật Bản như ô tô, bia đến mỹ phẩm, với một kiến nghị trực tuyến thu hút 17.000 người ủng hộ chỉ trong bốn ngày.

Hàn Quốc kêu gọi tẩy chay Nhật Bản (nguồn: SCMP)

Hàn Quốc kêu gọi tẩy chay Nhật Bản (nguồn: SCMP)

Hai nước láng giềng đã từng chiến tranh lạnh trong vấn đề thương mại kể từ Thế chiến thứ Hai do Nhật Bản liên tiếp bóc lột người lao động Hàn Quốc. Các tòa án Hàn Quốc gần đây đã yêu cầu cho các công ty Nhật Bản bồi thường cho các nạn nhân nhưng phía Nhật Bản chưa đồng ý.

“Nhiều khả năng chính phủ hai nước sẽ tiếp tục thực hiện những biện pháp trả đũa qua lại trong vòng vài tháng tới, điều này có thể khiến quan hệ song phương càng xấu đi”, CNBC dẫn lời chuyên gia Scott Seaman thuộc tổ chức Eurasia Group dự báo.

Bản kiến nghị trừng phạt Nhật Bản đã liên tục được đăng trên trang web của Nhà Xanh kể từ ngày 8/7 sau khi Nhật Bản tuyên bố hạn chế xuất khẩu cho các công ty Hàn Quốc ba vật liệu chính mà các công ty Hàn Quốc sử dụng để chế tạo màn hình và chip điện thoại thông minh.

Người Hàn Quốc đã sử dụng phương tiện truyền thông để kêu gọi mọi người từ bỏ quần áo và bia được nhập khẩu từ Nhật Bản, tẩy chay các công ty Nhật Bản như Toyota, Uniqlo, Kirin, Panasonic, Honda và Descente. Ngay cả việc du lịch qua lại giữa 2 nước cũng ngày càng trở nên khó khăn.

Mỹ - Trung tạm “đình chiến”, Nhật - Hàn lại tuyên bố chiến tranh thương mại - 2

Toyota có thể chịu ảnh hưởng nghiêm trọng do cuộc chiến thương mại Hàn Quốc – Nhật Bản (Nguồn: SCMP)

Một cuộc tẩy chay có thể gây ra tổn thất thực sự cho ngành du lịch Nhật Bản, khi 7,5 triệu người Hàn Quốc đã đến thăm Nhật Bản vào năm ngoái, với lợi nhuận thu được là 5,5 tỷ USD. Trước đó, tại Hội nghị G20 ở Osaka, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe và Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in không đạt được bất kỳ thỏa thuận nào để cải thiện quan hệ song phương.

Nhật Bản là nguồn nhập khẩu quan trọng thứ hai của Hàn Quốc sau Trung Quốc, với sản phẩm trị giá 54,2 tỷ USD mỗi năm. Máy móc chiếm hơn 7% tổng nhập khẩu của Nhật Bản, trong khi các mạch tích hợp chiếm 5,2%. Các lĩnh vực quan trọng khác bao gồm thiết bị phòng thí nghiệm chụp ảnh, tấm nhựa thô, hóa chất, sắt cán nóng và xe hơi của Hàn Quốc hầu hết được nhập khẩu từ Nhật Bản.

Đáp lại, Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản tuyên bố Tokyo “sẽ áp dụng chính sách và thủ tục cấp phép mới về xuất khẩu hàng hóa, vận chuyển sản phẩm và công nghệ 'được kiểm soát' sang Hàn Quốc”.

Những biện pháp hạn chế giao lưu thương mại của Nhật Bản với Hàn Quốc có hiệu lực từ ngày 11/7. Các công ty Nhật Bản sẽ bắt buộc phải xin giấy phép để xuất khẩu hàng hóa sang Hàn Quốc, thủ tục thực hiện được cho là phải xin phép nhiều cơ quan chức năng hơn so với trước đây.

Các nhà phân tích kinh tế nhận định chính quyền Thủ tướng Abe chủ động tấn công những ngành công nghệ quan trọng của Hàn Quốc như điện thoại thông minh và bán dẫn. Nhiều khả năng căng thẳng sẽ tiếp tục leo thang trong thời gian tới. Đặc biệt tâm lý tẩy chay hàng hóa đôi bên có thể bùng nổ.

Góc tối chết người sau ngành công nghiệp tỷ đô Anime của Nhật Bản

Các loạt phim anime kinh điển đã mang lại doanh thu hơn 19 tỉ đô la mỗi năm cho ngành công nghiệp này.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Huy Nguyễn (Theo SCMP) ([Tên nguồn])
Kinh Doanh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN