Lo giá gạo tăng ảo, doanh nghiệp không dám ký hợp đồng xuất khẩu

Giá gạo tăng liên tục, nhiều doanh nghiệp lo ngại giá ảo nên không dám chốt hợp đồng mua bán vì sợ thua lỗ

Sáng 7-8, theo một số thương nhân kinh doanh gạo, giá gạo nguyên liệu tại ĐBSCL đầu tuần tương đương cuối tuần trước và kỳ vọng giữ được ổn định để các bên yên tâm giao dịch. Theo đó, giá gạo IR50404 ở mức từ 13.900-14.000 đồng/kg, gạo IR5451 từ 14.100 – 14.200 đồng/kg; gạo OM18 và DT8 từ 14.400 – 14.500 đồng/kg cao hơn tháng trước khoảng 2.000 đồng/kg.

Ông Nguyễn Văn Đôn, Giám đốc Công ty TNHH Việt Hưng (tỉnh Tiền Giang), cho biết từ khi Ấn Độ cấm xuất khẩu gạo, giá gạo trong nước ngày nào cũng tăng, có hiện tượng giá ảo. Bởi lẽ, giá gạo nguyên liệu hiện nay thì giá xuất khẩu phải tương đương 700 USD/tấn (loại 5% tấm) nhưng thực tế giá xuất khẩu chưa tăng cao như vậy.

"Giá như vầy, chỉ những doanh nghiệp thiếu hàng để giao theo hợp đồng trước buộc phải mua chứ chúng tôi phải chờ. Hợp đồng mới chưa ký, chúng tôi không mua để trữ vì sợ giá xuống khi Ấn Độ xuất khẩu gạo trở lại thì lỗ lớn"– ông Đôn phân tích.

Giá lúa gạo tăng nóng thời gian qua

Giá lúa gạo tăng nóng thời gian qua

Giám đốc một doanh nghiệp gạo tại Long An cho hay đang phải chịu lỗ đến 2.000 đồng/kg, tương đương 2 triệu đồng/tấn trong khi một số doanh nghiệp được đối tác cho tăng giá nên đỡ thiệt hại phần nào.

Còn ông Nguyễn Văn Thành, Giám đốc Công ty TNHH Sản xuất - Thương mại Phước Thành IV (tỉnh Vĩnh Long), cho hay với mặt hàng gạo, thông thường doanh nghiệp xuất khẩu chỉ lãi từ 5-10 USD/tấn trong khi chỉ hơn 1 tuần qua, giá gạo tăng hơn 100 USD/tấn khiến doanh nghiệp đối mặt rủi ro lớn.

Hiện tại, doanh nghiệp rất thận trọng với các hợp đồng mới vì rủi ro về giá rất lớn. Bởi lẽ doanh nghiệp chỉ dám ký hợp đồng xuất khẩu khi có gạo sẵn trong kho. Hiện trữ gạo cần nguồn vốn lớn hơn, lãi vay cao, cộng thêm chi phí bảo quản khiến hoạt động kinh doanh gặp nhiều rủi ro.

Tuy nhiên, ông Thành kỳ vọng mặt bằng giá gạo vẫn ở mức cao như hiện nay do Ấn Độ không thể thay đổi ngay chính sách cấm xuất khẩu gạo. Đồng thời, nếu nước này xuất khẩu gạo theo dạng đàm phán chính phủ thì mặt bằng giá cũng sẽ ở mức cao.

Nguồn: [Link nguồn]

Nhà liền kề, đất nền cắt lỗ không còn được người mua 'săn đón'

Trong quý II/2023, phân khúc bất động sản nhà ở riêng lẻ, đất nền không còn được người mua quan tâm như trước, dẫn đến tồn kho hàng nghìn tỷ đồng với gần 15.000 căn không...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo V.Ngọc ([Tên nguồn])
Kinh tế toàn cảnh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN