Khung cảnh hoang tàn tại nơi từng là "đại gia dầu mỏ" lớn nhất thế giới

Sự kiện: Kinh tế toàn cảnh

Venezuela liên tục suy giảm hoạt động sản xuất dầu mỏ của mình sau nhiều thập kỷ giữ ngôi vương trong ngành do công tác quản lý yếu kém dưới các chế độ Chávez và Maduro, và giờ là gánh nặng bởi các lệnh trừng phạt của Hoa Kỳ.

Ngành công nghiệp dầu mỏ của Venezuela – một đất nước từng rất giàu trữ lượng, một nguồn tài nguyên quan trọng của Đồng minh trong Chiến tranh thế giới thứ hai, một thành viên sáng lập của OPEC - đang dần bị đình trệ.

Venezuela sở hữu kho dầu lớn hơn bất kỳ quốc gia nào khác trên thế giới. Nhưng sau nhiều năm tham nhũng, quản lý yếu kém và gần đây là các lệnh trừng phạt của Mỹ, sản lượng dầu của nước này đã giảm xuống còn 1/10 so với hai thập kỷ trước.

Các tài xế phải đẩy xe đến cây xăng để xếp hàng chờ mua (Nguồn: WSJ)

Các tài xế phải đẩy xe đến cây xăng để xếp hàng chờ mua (Nguồn: WSJ)

“Venezuela sở hữu 20% trữ lượng dầu của thế giới nhưng lại chẳng thể kiếm được xu nào từ chúng. Venezuela đang bước vào kỷ nguyên hậu dầu mỏ”, ông Carlos Mendoza, một đại sứ dưới thời cố Tổng thống Hugo Chávez, nhận xét.

Từ hồ Maracaibo ở phía tây đến vành đai dầu Orinoco ở phía đông, các giếng bị bỏ hoang và rỉ sét dưới ánh nắng mặt trời, bị những kẻ cướp bóc ra sức đột nhập nhằm vơ vét kim loại. Giàn khoan cuối cùng hoạt động ở Venezuela đã đóng cửa vào tháng 8 vừa qua.

Các nhà máy lọc dầu ở Venezuela thậm chí còn không thể sản xuất khí propane. Do đó, các gia đình giờ đây không thể sử dụng bếp gas. Theo Julio Cubas, Giám đốc Tổ chức Giám sát Dịch vụ công Venezuela, cứ 5 hộ gia đình tại nước này thì 4 hộ không có đủ nhiên liệu để đun nấu.

Tình trạng tương tự cũng xảy ra khắp nơi tại Venezuela khi các nhà máy dầu gần như tê liệt, gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới các ngành khác từ thực phẩm cho tới vận tải. Trên đảo Margarita, phía đông bắc Venezuela, không còn nơi nào bán xăng, khiến xe của người dân không thể sử dụng. Các tài xế tại Venezuela thậm chí phải xếp hàng nhiều ngày để mua được vài ba lít xăng.

Bệnh nhân phải đi xe lăn về nhà do xe cứu thương không có xăng để sử dụng (Nguồn: WSJ)

Bệnh nhân phải đi xe lăn về nhà do xe cứu thương không có xăng để sử dụng (Nguồn: WSJ)

Các nhà máy lọc dầu của Venezuela từng sản xuất 600.000 thùng xăng một ngày, vừa đáp ứng nhu cầu trong nước vừa là nguồn lợi xuất khẩu dồi dào của cả nước. Nhưng giờ đây, họ phải vật lộn để sản xuất được 30.000 thùng mỗi ngày. Các lệnh trừng phạt của Mỹ khiến họ không thể nhập khẩu hóa chất và linh kiện cần thiết để thực hiện quá trình này.

Khi không thể thu lợi từ hoạt động xuất khẩu dầu mỏ, chính quyền của Tổng thống Nicolás Maduro buộc phải bán xăng theo giá thị trường. Đây là cú sốc lớn với người dân Venezuela, nơi luôn trao cho người dân đặc quyền miễn phí sử dụng xăng dầu.

Tập đoàn Chevron Corp., nhà sản xuất Mỹ cuối cùng còn hoạt động tại Venezuela, đang bị buộc phải dừng hoạt động ở quốc gia này sau hơn 94 năm hoạt động do chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump gia tăng áp lực với Tổng thống Maduro.

Theo các chuyên gia, bên cạnh các lệnh cấm vận của Mỹ, ngành công nghiệp dầu mỏ của Venezuela tiến đến bờ vực sụp đổ một phần do sự quản lý yếu kém và tình trạng tham nhũng tại quốc gia Nam Mỹ này.

Tham nhũng, chi tiêu không kiểm soát và không chú trọng xây dựng cơ sở hạ tầng khiến kinh tế Venezuela không thể phát triển dù thu về hơn 1.000 tỷ USD từ dầu mỏ trong suốt 22 năm.

Nguồn: [Link nguồn]

Dubai đối mặt nguy cơ khủng hoảng nợ, xóa sổ hàng nghìn việc làm

Dubai đối mặt khủng hoảng nợ khi các công ty liên quan chính phủ có khối nợ gần 80% GDP và ngày càng khó hoàn trả.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Huy Nguyễn (Theo WSJ) ([Tên nguồn])
Kinh tế toàn cảnh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN