Hướng dẫn xem bảng chứng khoán dễ hiểu nhất

Để tham gia đầu tư chứng khoán thì một trong những việc đầu tiên bạn cần làm là học cách xem bảng giá chứng khoán để biết thị trường đang tốt hay xấu, cổ phiếu mình theo dõi đang ở trạng thái như thế nào.

Hiện nay, bảng giá của công ty chứng khoán Vndirect được coi là bảng giá ưu việt nhất . Các bạn có thể tham khảo qua link này https://trade-hn.vndirect.com.vn/chung-khoan/vn30

Các chỉ số chứng khoán Việt Nam (Xem hình 1 )

Chỉ số chứng khoán của Việt Nam bao gồm Vn-index (gồm các cổ phiếu niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán TPHCM – gọi tắt là HOSE), VN30 (gồm các cổ phiếu hàng đầu trên sàn HOSE), HNX-index (gồm các cổ phiếu niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán Hà Nội – gọi tắt là HNX , HNX30 (gồm các cổ phiếu hàng đầu trên sàn HNX), Upcom-index (gồm các cổ phiếu của công ty đại chúng chưa niêm yết).

Dưới đây là ảnh thể hiện chỉ số Vnin-index và Vn30-index trên bảng điện tử. Trong đó, mô tả chi tiết chỉ số Vn-index như sau:

Vn-index đang ở mức 863.06 điểm (giảm 0.46 điểm so với phiên trước, tương đương giảm 0.05%)

Đã có 69,179,932 cổ phiếu được giao dịch (tương đương 982.953 tỷ đồng)

148 mã cổ phiếu tăng giá (trong đó có 15 mã cổ phiếu tăng trần)

66 mã cổ phiếu không tăng giá

124 mã cổ phiếu giảm giá (trong đó có 9 mã cổ phiếu giảm sàn)

Cách xem các chỉ số chứng khoán Việt Nam

Cách xem các chỉ số chứng khoán Việt Nam

Giá mua, Giá khớp lệnh, Giá bán (Xem hình 2)

Khớp lệnh trong thị trường chứng khoán là việc thực hiện xong thỏa thuận giữa bên mua và bên bán trên bảng giao dịch điện tử trực tuyến. Lệnh của các nhà đầu tư được ghép với nhau để giao dịch theo mức giá phù hợp với nguyên tắc ưu tiên khớp lệnh của thị trường. Có hai loại khớp lệnh là khớp lệnh định kỳ và khớp lệnh liên tục. Khi bạn mua cổ phiếu mà giá của bạn được khớp thì có nghĩa là bạn đã thực hiện được lệnh mua.

Giá mua: Trên bảng điện tử bao giờ cũng hiển thị 3 giá mua cao nhất Giá 1, Giá 2, Giá 3 trong đó Giá 1 là giá mua cao nhất và gần nhất với giá đang khớp lệnh. Vì theo nguyên tắc đấu giá thì giá mua càng cao thì càng dễ mua được hàng. Tương ứng với mỗi mức giá mua thì có một khối lượng nhất định do đó trên bảng điện tử cũng hiển thị 3 khối lượng KL1 , KL2, KL3. Ví dụ: Giá 1 là 30 tức là 30.000đ, KL1 là 42,5 nghĩa là 42500 cổ phiếu (theo bảng của Vndirect là vậy, còn với các bảng của công ty khác thì có thể khác). Ngoài 3 mức giá mua này thì còn rất nhiều mức giá mua khác nhưng do diện tích bảng điện nhỏ nên không thể hiện hết được.

Giá bán: tương tự bảng điện tử bao giờ cũng hiển thị 3 giá bán thấp nhất và 3 khối lượng tương ứng (bên bán). Lưu ý là giá càng thấp, càng sát với mức giá đang khớp lệnh thì lệnh bán càng dễ khớp.

Bảng chỉ dẫn giá mua, giá khớp lệnh, giá bán.

Bảng chỉ dẫn giá mua, giá khớp lệnh, giá bán.

Mã chứng khoán, Giá tham chiếu, giá trần, giá sàn (Xem hình 3)

Mã chứng khoán: Mỗi một công ty sẽ có một mã chứng khoán. Mã chứng khoán gồm 3 kí tự. Ví dụ: VNM là mã chứng khoán của công ty cổ phần sữa Vinamilk.

TC: là giá tham chiếu của cổ phiếu, là giá đóng cửa (giá thực hiện của lần khớp lệnh cuối cùng) của ngày giao dịch liền trước đó và là cơ sở để xác định giá trần, giá sàn của ngày giao dịch hiện tại. Giá tham chiếu được quy định là màu vàng. Ví dụ: trên bảng điện ta thấy ngày hôm qua VNM chốt ở mức giá 118 (118.000 vnd).

Trần: là mức giá trần, là mức giá cao nhất mà nhà đầu tư có thể đặt lệnh mua hoặc bán trong ngày giao dịch. Cách tính = Giá tham chiếu x (100% + biên độ dao động). Trong đó biên độ giao động của sàn HOSE là 7%, sàn HNX là 10%, sàn upcom là 15%.

Sàn: Là mức giá sàn, là mức giá thấp nhất mà nhà đầu tư có thể đặt lệnh mua hoặc bán trong ngày giao dịch. Cách tính = Giá tham chiếu x (100% + biên độ dao động).

Bảng mã chứng khoán, Giá tham chiếu, giá trần, giá sàn

Bảng mã chứng khoán, Giá tham chiếu, giá trần, giá sàn

Giá cao nhất, giá trung bình, giá thấp nhất, dư mua, dư bán, nhà đầu tư nước ngoài mua bán (Xem hình 4)

Cao: Mức giá khớp lệnh cao nhất trong phiên giao dịch của một cổ phiếu.

Trung bình: Mức giá khớp lệnh trung bình trong phiên giao dịch của một cổ phiếu. Mức giá này thường để xác định giá tham chiếu của cổ phiếu cho phiên tiếp theo trên sàn upcom.

Thấp: Mức giá khớp lệnh thấp nhất trong phiên giao dịch của một cổ phiếu.

Dư mua: Là tổng khối lượng đang chờ mua của một mã cổ phiếu.

Dư bán: Là tổng khối lượng đang chờ bán của một mã cổ phiếu.

Đầu tư nước ngoài mua: Là tổng khối lượng một mã cổ phiếu mà nhà đầu tư nước ngoài đã mua trong phiên giao dịch.

Đầu tư nước ngoài bán: Là tổng khối lượng một mã cổ phiếu mà nhà đầu tư nước ngoài đã bán trong phiên giao dịch.

Bảng xem giá cao nhất, giá trung bình, giá thấp nhất, dư mua, dư bán, nhà đầu tư nước ngoài mua bán.

Bảng xem giá cao nhất, giá trung bình, giá thấp nhất, dư mua, dư bán, nhà đầu tư nước ngoài mua bán.

Đối với nhà đầu tư mới, trước khi chính thức tham gia đầu tư thì nên tập đầu tư ảo trên một công cụ nào đó, để thực sự thành thục cách theo dõi bảng điện, hiểu về thị trường, hiểu về cổ phiếu, tích lũy kinh nghiệm thì khi đầu tư thật sẽ hiệu quả hơn.

Hiện nay, trên thị trường đang nổi lên một app mobile cho phép đầu tư ảo rất dễ hiểu và tiện dụng là 24HMoney, mọi người có thể tải về dùng miễn phí. Qua App này, bạn còn có thể theo dõi các tin tức cập nhật 24/24 về thị trường chứng khoán cực kì tiện lợi, App đang được cộng đồng đánh giá rất cao với mức Rating 4.4 sao. Chúc các bạn đầu tư thành công.

Nhanh tay tải Âpp 24HMoney: TẠI ĐÂY.

Nguồn: [Link nguồn]

Chia sẻ
Gửi góp ý
([Tên nguồn]) .
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN