Hướng dẫn viên du lịch chiên cá, rửa xe thuê để kiếm sống trong đại dịch

Sự suy giảm của lĩnh vực du lịch quốc tế đã hủy hoại sinh kế của hàng nghìn nhân viên du lịch và khách sạn, những người phải làm những công việc lặt vặt và vay tiền để sống sót qua đại dịch.

Khi đang phải làm nghề rán cá để chi trả các hóa đơn và tiền thuê nhà, Caroline Onyang đã trở nên lạc quan hơn bởi các bản tin được phát sóng tại thành phố Nairobi quê hương của cô, ghi nhận việc triển khai nhanh chóng việc tiêm phòng vắc xin ngừa Covid-19 ở Hoa Kỳ và các nước phương Tây khác. Lần đầu tiên trong một năm tồi tệ, Onyango hy vọng rằng du khách nước ngoài sẽ quay trở lại Đông Phi, cho phép cô quay trở lại làm hướng dẫn viên du lịch.

Hướng dẫn viên du lịch chiên cá, rửa xe thuê để kiếm sống trong đại dịch - 1

Nhưng vào đầu tháng 6, khi các biên giới quốc tế bắt đầu mở cửa trở lại và lượng đặt phòng tăng cao, Kenya và nhiều quốc gia khác ở châu Phi đã trải qua mức tăng đột biến các ca lây nhiễm Covid-19. Với chỉ 1% lục địa châu Phi được tiêm phòng đầy đủ và virus đang hoành hành, một số quốc gia đã buộc phải đóng cửa hoặc áp dụng các biện pháp nghiêm ngặt chống lại virus. Các biện pháp phòng ngừa quyết liệt để ngăn chặn sự lây lan đã dập tắt hy vọng về sự hồi sinh của ngành du lịch.

“Tôi đã không có bất kỳ công việc nào kể từ tháng 3 năm 2020, không có gì cả. Mọi thứ trở nên cạn kiệt khi biên giới đóng cửa”, cô Onyango, 40 tuổi, người đã làm việc trong lĩnh vực du lịch hơn 15 năm và chuyên thực hiện các chuyến du ngoạn mạo hiểm trên bộ, bao gồm thăm quan động vật hoang dã và cắm trại ở những ngôi làng hẻo lánh. “Ở trong nước, các chuyến đi săn đang được đón nhận ở Kenya từng chút một, nhưng nó rất cạnh tranh và chúng tôi sẽ không có việc làm cho đến khi du lịch xuyên quốc gia bắt đầu mở cửa trở lại.”

Trước đại dịch, Kenya là điểm đến du lịch lớn thứ ba ở châu Phi, với ngành du lịch đóng góp 1,6 tỷ USD cho nền kinh tế quốc gia và tạo ra 1,1 triệu việc làm, tương đương hơn 8% việc làm của đất nước. Virus corona thật tai hại: Trong mùa cao điểm từ tháng 7 đến tháng 10 năm ngoái, hầu hết các đặt phòng đều bị hủy, gây ra tình trạng sa thải và cắt giảm lương, và nhiều công ty du lịch phải đóng cửa.

Sự mất mát của du lịch quốc tế ở Kenya và các quốc gia Đông Phi khác, với ít sự hỗ trợ từ chính quyền địa phương hoặc những nơi khác, đã làm mất đi sinh kế của hàng nghìn nhân viên du lịch và khách sạn, những người phải làm những công việc lặt vặt và vay tiền để tồn tại.

Cô Onyango, một người mẹ đơn thân của hai đứa con, đã từng kiếm được số tiền tương đương khoảng 1.000 USD mỗi tháng, số tiền mà cô nói là đủ để chu cấp cho gia đình cô. Giờ đây, cô kiếm được từ 100 đến 150 USD một tháng bằng việc nấu và đóng gói cá rô phi và cá mòi cho những người hàng xóm, bạn bè và khách hàng mà cô tìm thấy thông qua Facebook.

Michael Segera, nhà điều hành tour 53 tuổi, chia sẻ ông đã chuyển đến Nairobi sống cùng ba đứa con đã trưởng thành sau khi khách hàng hủy chuyến du lịch. Trong nhiều tháng, Segera phải làm công việc lặt vặt để trang trải chi phí Wi-Fi, thứ con gái ông cần để học trực tuyến. Ngoài ra, những người bạn của Segera làm hướng dẫn viên du lịch cũng thay đổi nghề nghiệp, chuyển từ phố thị về làng quê để tiết kiệm chi phí sinh hoạt.

Augustine Kikomenko, hướng dẫn viên 46 tuổi có tại Kampala, cho biết để hỗ trợ gia đình, nhiều người làm trong ngành du lịch phải bán tài sản, đất đai hoặc phương tiện. Người bố của 3 đứa trẻ từng kiếm được 800 USD mỗi tháng, nhưng hiện thu nhập một tháng của anh chỉ còn 100-200 USD từ công việc rửa xe và bán nước trái cây.

Nguồn: [Link nguồn]

Du lịch bết bát, cơ hội thâu tóm khách sạn giá bèo

Nhiều chuyên gia cho rằng, kinh doanh khách sạn bết bát là cơ hội cho nhiều nhà đầu tư thâu tóm, mua lại với giá bèo, thu...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Huy Nguyễn (Theo NYT) ([Tên nguồn])
Kinh tế toàn cảnh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN