Hàng loạt doanh nghiệp "ngủ quên" trên đống nợ tiền tỷ

Dù đã công khai, áp dụng nhiều biện pháp cưỡng chế, phong tỏa tài khoản để thu hồi nợ thuế, song đến nay, tại nhiều Cục Hải quan tỉnh, thành phố, số tiền các doanh nghiệp nợ thuế lên tới hàng chục, thậm chí hàng trăm tỉ đồng.

Đứng đầu danh sách địa phương có số lượng doanh nghiệp (DN) nợ thuế xuất nhập khẩu nhiều nhất là Cục Hải quan TP.HCM.  Tính đến giữa tháng 7/2019, Cục Hải quan TPHCM có hơn 2.600 DN nợ tổng cộng lên hơn 2.119 tỷ đồng thuế xuất nhập khẩu (XNK). Phần nhiều số nợ "khủng" rơi vào các DN có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) và thuộc diện khó thu hồi.

Trong khi đó, tại Cục Hải quan Hải Phòng, số nợ thuế hiện nay chủ yếu rơi vào các doanh nghiệp trong nước. Theo danh sách gửi lên Tổng cục Hải quan giữa tháng 7 vừa qua, đứng đầu danh sách nợ thuế xuất nhập khẩu ở đơn vị này là Cty CP Thương mại đầu tư và Xuất nhập khẩu Nam Cường (Q. Hải An, Hải Phòng) nợ gần 30 tỷ đồng.

Tiếp đó là Cty CP IDC (Q. Lê Chân, Hải Phòng) nợ 20 tỷ đồng; Cty TNHH Phú Kim (TP. Móng Cái, Quảng Ninh) nợ 16,8 tỷ đồng; Cty CP đầu tư xây dựng và thương mại Đức Việt (P. Trung Hòa, Q. Cầu Giấy, Hà Nội) nợ 15 tỷ đồng...

Tại cục Hải quan Quảng Ninh, hết tháng 6/2019 còn 70 DN nợ thuế quá hạn cưỡng chế, với tổng số nợ hơn 113 tỷ đồng.

Ảnh minh họa của: Tuấn Nguyễn

Ảnh minh họa của: Tuấn Nguyễn

Đáng lưu ý, trong số 15 DN nợ thuế hơn 1 tỷ đồng có 5 DN nợ thuế hơn 10 tỷ đồng và hơn 20 tỷ đồng.

Trong đó, nhiều nhất là Cty TNHH thương mại và xây dựng Hà Nam (địa chỉ tại Duy Tiên, Hà Nam) nợ 26,9 tỷ đồng; Cty CP Vinh Cơ Evergreen Việt Nam (trụ sở TP Hạ Long, Quảng Ninh) nợ 14,5 tỷ đồng; Cty TNHH Thủy Hải (có địa chỉ tại Quán Toan, Hải Phòng) nợ 12,49 nợ thuế; Cty CP sản xuất và thường mại Việt Trung (địa chỉ tại huyện Thanh Trì, Hà Nội) nợ 10,85 tỷ đồng;  Cty TNHH sản xuất và thương mại Thanh Hùng (có địa chỉ tại Đông Anh, Hà Nội) nợ 10,24 tỷ đồng;

Số tiền nợ trên của các DN trên bao gồm cả tiền thuế, tiền chậm nộp và tiền phạt còn nợ.

Được biết, số nợ thuế của ngành Hải quan hiện nay chủ yếu còn tồn từ thời điểm 1/7/2013 trở về trước- thời điểm đó DN được nợ thuế mà không cần bất cứ điều kiện gì. Lợi dụng chính sách này, nhiều DN đã nhập khẩu hàng hóa rồi bỏ trốn khỏi địa chỉ đăng ký kinh doanh.

Hiện nay, số nợ thuế xuất nhập khẩu của DN làm thủ tục hải quan hầu hết không phát sinh, chỉ phát sinh một số nhỏ chủ yếu là từ công tác kiểm tra sau thông quan.

Nợ thuế ”khủng”, nhiều doanh nghiệp bỏ trốn

Lợi dụng chính sách thông thoáng mở cửa thu hút đầu tư của Việt Nam, nhiều doanh nghiệp FDI ồ ạt vay mượn xây dựng nhà...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Tuấn Nguyễn ([Tên nguồn])
Kinh Doanh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN