Đường sắt Cát Linh – Hà Đông: Tàu chưa chạy đã nợ "ngập mặt", bộ Tài chính phải ứng tiền trả thay

Sự kiện: Kinh tế toàn cảnh

Bộ Tài chính đã ứng từ quỹ tích lũy để trả nợ theo cam kết của Chính phủ tại các Hiệp định vay đã ký tại Dự án đường sắt Cát Linh – Hà Đông.

Chính phủ vừa có báo cáo gửi Quốc hội về tình hình triển khai thực hiện các dự án đường sắt đô thị trên địa bàn TP.Hà Nội và TP.HCM. Trong đó, Dự án đường sắt đô thị Hà Nội, tuyến Cát Linh - Hà Đông được chỉ rõ những vấn đề phát sinh.

Đường sắt Cát Linh - Hà Đông chưa vận hành thương mại đã nợ "ngập mặt". Ảnh: VTC News

Đường sắt Cát Linh - Hà Đông chưa vận hành thương mại đã nợ "ngập mặt". Ảnh: VTC News

Theo nội dung báo cáo, tổng mức đầu tư điều chỉnh của dự án được bộ GTVT phê duyệt tại Quyết định số 513/QĐ-BGTVT ngày 23/2/2016 và số 1511/QĐ-BGTVT ngày 25/5/2017 là: 18.001,5 tỷ đồng (tương đương 868,04 triệu USD), tăng hơn 9.200 tỷ đồng (tương đương 315,18 triệu USD) so với tổng mức đầu tư được duyệt ban đầu.

Lũy kế giá trị giải ngân tính đến hết kỳ thanh toán 62 (tháng 10/2021) là 731,25 trên tổng số 868,04 triệu USD, đạt 84,2%.

Báo cáo chỉ rõ: dự án hiện vẫn còn một số vướng mắc, chủ yếu của là công tác thanh toán và việc thực hiện ý kiến kết luận của Kiểm toán Nhà nước. Những vướng mắc này trên đã ảnh hưởng đến tiến độ công tác nghiệm thu, bàn giao đưa dự án vào vận hành khai thác.

Do đây là dự án đường sắt đô thị đầu tiên tại Việt Nam và thực hiện theo hình thức hợp đồng trọn gói (EPC), việc thực hiện một số nội dung theo kết luận của Kiểm toán Nhà nước có những khó khăn nhất định khi Tổng thầu EPC là nhà thầu nước ngoài (được chỉ định trong hiệp định vay) cho rằng mình không có nghĩa vụ phải thực hiện các kết luận, thiếu hợp tác và từ chối thực hiện (nhất là các nội dung liên quan đến chi phí bổ sung, phát sinh, hoàn thiện hồ sơ, thủ tục…)...

Ngoài ra, một số định mức đơn giá chưa được ban hành và không thể lập lại tại thời điểm dự án đã hoàn thành công tác thi công, xây dựng dẫn đến việc hoàn thiện theo kết luận của Kiểm toán Nhà nước gặp nhiều khó khăn.

Hiện nay, Chính phủ đang chỉ đạo bộ GTVT tiếp tục tập trung rà soát các hạng mục công việc, hoàn tất thủ tục trong việc thực hiện kết luận Kiểm toán Nhà nước.

Ban Quản lý dự án đường sắt cũng tiến hành rà soát các điều khoản trong Hợp đồng EPC, xác định rõ trách nhiệm của Tổng thầu và các bên liên quan để giải quyết các vướng mắc phát sinh theo quy định của pháp luật và hợp đồng đã ký.

Đáng chú ý, do dự án chậm hoàn thành bàn giao nên UBND TP.Hà Nội chưa tiếp nhận và thực hiện nghĩa vụ trả nợ gốc khoản vay lại theo cơ chế tài chính đã được phê duyệt.

Theo báo cáo của Chính phủ, vừa qua, đến kỳ trả nợ gốc khoản vay lại của các Hiệp định vay, bộ Tài chính đã ứng từ quỹ tích lũy để trả nợ theo cam kết của Chính phủ tại các hiệp định vay đã ký.

Để sớm đưa dự án đi vào vận hành, Thủ tướng chỉ đạo bộ GTVT sớm hoàn thành thủ tục để bàn giao Dự án cho UBND TP.Hà Nội làm cơ sở chuyển giao khoản nợ để Thành phố thực hiện trả nợ theo cơ chế tài chính của dự án.

Chính phủ cũng kiến nghị Ủy ban thường vụ Quốc hội, Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội Thành phố Hà Nội quan tâm bố trí nguồn lực để UBND TP.Hà Nội sớm hoàn thành đầu tư xây dựng các tuyến đường sắt đô thị khác trên địa bàn nhằm phát huy tối đa hiệu quả, năng lực vận tải của của dự án Cát Linh - Hà Đông và hệ thống đường sắt đô thị nói chung.

Nguồn: [Link nguồn]

Âm vốn chủ sở hữu nghìn tỷ, nợ quá hạn gần 15 nghìn tỷ, Vietnam Airlines lên kế hoạch bán thêm 9 tàu bay

"Bear trap" ngoạn mục, đà lao dốc của thị trường được "hãm" lại nhanh chóng ở cuối phiên.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Bạch Hiền ([Tên nguồn])
Kinh tế toàn cảnh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN