“Chợ” mua bán nợ chính thức hoạt động từ 15/10: Được phép giao dịch những gì?

Sự kiện: Kinh tế toàn cảnh

Từ ngày hôm nay (15/10), sàn giao dịch nợ VAMC sẽ chính thức đi vào hoạt động. Sàn giao dịch nợ hoạt động, được dự báo sẽ thu hút sự quan tâm của các tổ chức tín dụng và nhiều nhà đầu tư là tổ chức, cá nhân tham gia.

Sàn giao dịch nợ của Công ty TNHH MTV Quản lý tài sản (VAMC) hoạt động theo mô hình chi nhánh, đã được Phòng Đăng ký kinh doanh (Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội) cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động.

Hoạt động của sàn giao dịch nợ sẽ chỉ ở mức tư vấn, trung gian mua bán nợ xấu, tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu, không bao gồm hoạt động bán đấu giá. Ngoài ra, sàn còn là nơi thông qua các kiến thức chuyên môn để phát hiện vấn đề, đề xuất các giải pháp liên quan đến nợ xấu.

Sàn giao dịch nợ VAMC sẽ chính thức đi vào hoạt động từ hôm nay (15/10)

Sàn giao dịch nợ VAMC sẽ chính thức đi vào hoạt động từ hôm nay (15/10)

Thành viên tham gia sàn giao dịch bao gồm: VAMC, các tổ chức tín dụng, AMC của các tổ chức tín dụng và các công ty mua/bán nợ trong nền kinh tế theo Nghị định 69/2016/NĐ-CP nếu đáp ứng được điều kiện của sàn.

Bên cạnh các đối tượng trên, sàn giao dịch nợ VAMC còn có sự tham gia của các đối tác trung gian như tổ chức thẩm định giá, xếp hạng tín nhiệm, các tổ chức môi giới, tư vấn…

Nguồn hàng (nợ xấu) cung cấp cho thị trường được xác định từ hai nguồn chính. Nguồn đầu tiên là các khoản nợ do VAMC mua theo giá thị trường. Hiện tại, nguồn này ước 3 nghìn tỷ đồng và sẽ được mang lên giao dịch ngay.

Cùng đó là nguồn nợ xấu mua bằng trái phiếu đặc biệt; tuy nhiên, trước khi giao dịch phải có sự thống nhất giữa VAMC với các tổ chức tín dụng về phương thức xử lý nợ. Nếu khoản nợ nào thoả thuận được bằng cách bán nợ cho bên thứ ba thì sẽ được niêm yết trên sàn giao dịch.

Nguồn thứ hai là từ tổ chức tín dụng và AMC tổ chức tín dụng.

Tại họp báo thông tin kết quả hoạt động ngân hàng quý III diễn ra mới đây, ông Nguyễn Trọng Du, Phó Chánh Thanh tra, giám sát ngân hàng (NHNN) cho biết, Sàn giao dịch nợ VAMC sẽ đi vào hoạt động. Đây là điều các tổ chức tín dụng và VAMC trông đợi từ lâu vì sẽ tạo cơ hội khơi thông nợ xấu qua mua đi bán lại.

Theo ông Du, sàn giao dịch nợ VAMC ra đời với hoạt động trọng tâm là cung cấp các dịch vụ tư vấn, môi giới mua, bán nợ và tài sản của các tổ chức, cá nhân thông qua việc sử dụng các kiến thức chuyên môn để phát hiện vấn đề, đề xuất các giải pháp liên quan đến hoạt động mua, bán nợ xấu, tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu và làm trung gian, dàn xếp việc mua bán nợ xấu, tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu giữa các bên.

Việc thành lập sàn giao dịch nợ xuất phát từ thực hiện Đề án cơ cấu lại và nâng cao năng lực của VAMC giai đoạn 2017 – 2020 và hướng tới 2022 đã được phê duyệt của NHNN.

Đại diện VAMC cho biết, phiên mở hàng của sàn giao dịch nợ sẽ có ít nhất 3.000 tỷ đồng nợ xấu được giao dịch

Đại diện VAMC cho biết, phiên mở hàng của sàn giao dịch nợ sẽ có ít nhất 3.000 tỷ đồng nợ xấu được giao dịch

Đại diện VAMC chia sẻ, khi đi vào hoạt động, sàn chỉ giao dịch các khoản nợ, không bao gồm giao dịch tài sản bảo đảm của các khoản nợ. Mảng giao dịch tài sản bảo đảm chỉ dừng ở chức năng tư vấn, môi giới. Đại diện VAMC từng cho biết, phiên mở hàng của sàn giao dịch nợ sẽ có ít nhất 3.000 tỷ đồng nợ xấu được giao dịch.

Trong báo cáo cập nhật tình hình kinh tế Việt Nam vừa công bố, Ngân hàng Thế giới (World Bank) cũng khuyến cáo Việt Nam cần cảnh giác với rủi ro khu vực tài chính đang tăng lên do khủng hoảng. Ở thời điểm hiện nay, NHNN đang nỗ lực hỗ trợ nền kinh tế, cho phép các ngân hàng gia hạn nợ, tái cơ cấu nợ.

Hiện nay, mua bán nợ chủ yếu theo hình thức cạnh tranh hoặc đấu giá, còn rất sơ khai. Các chuyên gia cho rằng, Việt Nam đang thiếu vắng một thị trường mua bán nợ chính thức thực sự, các nghiệp vụ phái sinh cho khoản nợ xấu, như chứng khoán hóa chưa có, dẫn đến thiếu nhà đầu tư có năng lực, thiếu tính thanh khoản của các khoản nợ.

TS Lê Xuân Nghĩa cũng đồng tình cho rằng, vận hành Sàn Giao dịch mua bán nợ VAMC là rất cần thiết. Theo ông, hiện tại có nhiều nhà đầu tư nước ngoài quan tâm đến các món nợ xấu tại ngân hàng, nhất là liên quan đến bất động sản. Tuy nhiên, do thiếu hành lang pháp lý và những rào cản về quy trình khiến bên mua tỏ ra thận trọng.

“Khi có sàn giao dịch, họ sẽ dễ dàng hơn trong việc tiếp cận thông tin một cách chính thức, đáng tin cậy về khoản nợ; từ đó sẽ kích thích thị trường mua bán nợ xấu nói riêng, thị trường mua bán nợ nói chung phát triển. Quan trọng là giúp ngân hàng giải quyết nhanh nợ tồn đọng từ những năm trước. Vì áp lực nợ xấu trong thời gian tới là không nhỏ trong bối cảnh dịch bệnh” – ông Nghĩa cho hay.

Nguồn: [Link nguồn]

Lãi chục nghìn tỷ, ”vua thép” Trần Đình Long đã nộp vào ngân sách bao nhiêu tiền?

Chỉ sau 9 tháng đầu năm, số tiền nộp ngân sách Nhà nước của “vua thép” Trần Đình Long đã vượt xa so với số nộp...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Hồng Hương ([Tên nguồn])
Kinh tế toàn cảnh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN