Đau đầu bài toán ngành xi măng càng sản xuất càng lỗ

Sự kiện: Kinh tế toàn cảnh

Tính chung, trong 8 qua, lượng xi măng tiêu thụ chỉ đạt khoảng 65,33 triệu tấn, giảm 8% so với cùng kỳ năm 2021.

Càng sản xuất càng lỗ 

Hiện các nhà máy sản xuất xi măng đang rất khó khăn trong bối cảnh giá nguyên liệu đầu vào cao, đặc biệt là giá than. 

Tính toán sơ bộ cho thấy, giá than hiện nay đã chiếm trên 60% giá thành sản xuất xi măng khiến các doanh nghiệp sản xuất xi măng đứng trước áp lực cạnh tranh gay gắt về giá. Tình hình này buộc nhiều doanh nghiệp sản xuất phải điều chỉnh giảm sản lượng sản xuất vì càng sản xuất càng lỗ.

Theo Báo Tin tức, một doanh nghiệp xi măng đã từng phải cho dừng 4 dây chuyền sản xuất cho biết, giá than cám loại 4b mà đơn vị này nhập về đã lên tới 5,5 triệu đồng/tấn, trong khi trước kia chưa đến 2 triệu đồng/tấn. Cùng đó, giá xăng dầu cũng tăng hơn 50% trong nửa đầu năm 2022, giá thạch cao tăng 50%. Các yếu tố này đã đẩy toàn bộ chi phí sản xuất xi măng tăng phi mã.

Mỗi tấn xi măng sản xuất ra có giá thành 1,4-1,5 triệu đồng, trong khi giá bán ra thị trường chỉ 1,1 - 1,3 triệu đồng. Với mỗi tấn xi măng, doanh nghiệp đang lỗ từ 200.000 đến 240.000 đồng. Trong khi đó, thị trường lại đang dư thừa khiến doanh nghiệp không còn cách nào khác là phải tạm dừng sản xuất để tránh lỗ kéo dài.

Trong 8 qua, lượng xi măng tiêu thụ chỉ đạt khoảng 65,33 triệu tấn, giảm 8% so với cùng kỳ năm 2021. 

Trong 8 qua, lượng xi măng tiêu thụ chỉ đạt khoảng 65,33 triệu tấn, giảm 8% so với cùng kỳ năm 2021. 

Cùng đó, giá vật liệu bảo dưỡng nhà ở cũng tăng 0,49% do giá xi măng, gạch xây, gạch bê tông, tấm lợp, sơn tường tăng theo giá nguyên liệu đầu vào phục vụ cho sản xuất.

Như vậy, tính chung 8 tháng qua, chỉ số giá vật liệu xây dựng đã tăng 1,4% do giá vật liệu bảo dưỡng nhà ở cũng tăng trong giai đoạn này. Giá tiêu dùng, giá vật liệu bảo dưỡng nhà ở tăng 7,86% so với cùng kỳ năm trước do giá xi măng, sắt, thép, cát tăng theo giá nguyên nhiên vật liệu đầu vào, tác động làm CPI chung tăng 0,16%.

Từ quý II đến nay, mặc dù giá thép đã có nhiều lần điều chỉnh giảm nhưng xi măng, gạch cát... vẫn đồng loạt tăng giá, chưa "hạ nhiệt" kể từ đầu năm đến nay khiến nhiều người dân có kế hoạch xây dựng nhà cửa phải đắn đo. Giá vật liệu xây dựng "leo thang" nhanh đang ảnh hưởng đến tiến độ đầu tư và thi công các công trình hạ tầng.

Cơn sốt giá vật liệu xây dựng khiến nhà thầu đứng trước nhiều khó khăn, rủi ro. Nhiều nhà thầu phàn nàn việc thiếu nguyên vật liệu hoặc buộc phải mua với giá cao hơn. Thậm chí, nhiều doanh nghiệp không có khả năng bù đắp chênh lệch giá nên sẽ bỏ công trình và đối mặt với nguy cơ phá sản.

Bộ Xây dựng nhận định, hiện nay, theo quy định, các địa phương xác định và công bố giá vật liệu trên địa bàn tỉnh (chung hoặc theo các khu vực); tổ chức xác định và công bố chỉ số giá xây dựng của các loại công trình trên địa bàn.

Tuy nhiên, trên thực tế, công bố giá của của địa phương còn chậm, đa số theo quý và chưa sát với thị trường. Danh mục công bố còn thiếu nhiều loại vật liệu xây dựng chủ yếu. Giá công bố tại các thời điểm khác nhau, nhiều khi không cập nhật so với biến thị trường dẫn đến giá lập dự toán, đấu thầu và giá thi công có sự chênh lệch lớn.

Để khắc phục tình trạng này, Bộ Xây dựng đã có văn bản đôn đốc, hướng dẫn các địa phương thực hiện giải pháp quản lý của nhà nước nhằm kiểm soát và tránh hiện tượng tăng giá từ các nguyên nhân đầu cơ, thổi giá.

Chính phủ cũng có văn bản yêu cầu các địa phương cần phải công bố giá, chỉ số giá các loại vật liệu xây dựng hàng tháng, sát với biến động của thị trường để bù đắp các biến động giá cho các nhà thầu xây dựng. Mặc dù vậy, những khó khăn vẫn hết "bủa vây" doanh nghiệp.

Xuất khẩu xi măng tiếp tục sụt giảm 

Dự báo, từ nay đến hết năm, xuất khẩu xi măng tiếp tục sụt giảm, bởi Trung Quốc là thị trường lớn nhất của ngành xi măng vẫn đang duy trì chính sách Zero Covid, giảm nhập khẩu xi măng và clinker từ Việt Nam. Trong khi đó, các thị trường Philippines, Bangladesh... lại đang gia tăng chính sách bảo hộ sản xuất trong nước. Đơn cử, Philippines đã áp thuế chống bán phá giá với xi măng, nhiều DN đang phải chịu mức thuế trên 10 USD/tấn.

Thông tin từ Lao động, ông Nguyễn Quang Cung, Chủ tịch Hiệp hội Xi măng Việt Nam cho biết mới đây cũng đã nêu ra một loạt thách thức mà ngành xi măng phải đối mặt. Ông Cung cho biết, trước đó, giá than nhập khẩu là khoảng 210 - 220 USD, trong khi đó nguyên liệu than chiếm 56% trong giá thành sản xuất clinker. Hầu hết nhà máy xi măng đều sản xuất vượt công suất thiết kế khi đẩy mạnh năng suất lao động, cải tiến kỹ thuật… Kéo theo đó là nguyên vật liệu đầu vào cũng phải tăng, dẫn đến tình trạng khai thác tăng vượt mức được cho phép. Bài toán này là hết sức khó khăn đối với các nhà máy.

Theo ông Nguyễn Quang Cung, với giá than cao như vậy đang đẩy nhiều dây chuyền sản xuất vào cảnh phải dừng hoạt động. Vì khi giá xi măng tăng thì nhà thầu xây dựng cũng chịu tác động, giá đội lên thì phải dừng thi công hoặc không sẽ thua lỗ. Không chỉ ngành xây dựng, xi măng gặp khó khăn mà viễn cảnh này có thể gây hệ lụy cho cả nền kinh tế.

Nguồn: [Link nguồn]

Nhận định thị trường chứng khoán ngày sau lễ 2/9: Thử thách mốc 1.300 điểm

Dù xác suất đi tiếp là khá rộng mở nhưng thị trường sẽ gặp thử thách ở mốc 1.300 điểm…

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Hương Anh ([Tên nguồn])
Kinh tế toàn cảnh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN