Thủ phủ dệt may Trung Quốc "lâm nguy", "đại gia" ngành sợi lao đao, nhiều NĐT Việt mất trắng

Thị trường chứng khoán Việt Nam hôm nay ghi nhận diễn biến trồi sụt mạnh khi chỉ số VN-Index mấp mé ngưỡng 1000 điểm.

Tâm lý thăm dò của nhà đầu tư vẫn ở mức cao khiến thanh khoản giao dịch toàn thị trường ở mức trung bình, đạt 5.400 tỷ đồng. Khối nhà đầu tư nước ngoài mua ròng nhẹ khoảng 40 tỷ đồng.

Kết phiên 18 tháng 9, VN-Index giảm 1,59 điểm (0,16%) xuống 995,15 điểm; HNX-Index tăng nhẹ 0,06 điểm lên 102,29 điểm.

Thị trường trồi sụt mạnh trước ngưỡng 1000 điểm

Thị trường trồi sụt mạnh trước ngưỡng 1000 điểm

Đà giảm giá ghi nhận ở các nhóm cổ phiếu dầu khí, bất động sản, ngân hàng, hàng không. Một số cổ phiếu lớn đáng chú ý như: VIC (Vingroup) giảm 0,5%, VJC (Vietjet Air) giảm 0,4%, VCB (Vietcombank) giảm 0,6%, GAS (PVGas) giảm 2,7%, MBB (MBBank) giảm 6%...

Ở chiều tăng, nổi bật là nhóm sản xuất và bán lẻ hàng tiêu dùng và sắt thép. Tiêu biểu như VNM (Vinamilk), MSN (Masan), PNJ (Thế giới di động), HPG (Hòa Phát)…

Đáng chú ý, cổ phiếu FTM của CTCP Đầu tư và phát triển Đức Quân hôm nay ghi nhận phiên giảm sàn thứ 24 liên tiếp. Kết phiên, FTM rơi xuống 4.270 đồng/cổ phiếu, mất hoàn toàn thanh khoản. Dư bán sàn lên tới gần 6 triệu đơn vị.

Cụ thể, chuỗi ngày giảm sàn của FTM bắt đầu từ ngày 15/8 từ mức giá 23.650 đồng/cổ phiếu. Tính đến nay, FTM đã mất tới 19.380 đồng, tương ứng 82% giá trị chỉ sau 1 tháng. Vốn hóa của doanh nghiệp này bốc hơi khoảng 969 tỷ đồng, hiện chỉ còn 229 tỷ đồng. Những nhà đầu tư nắm giữ hoặc vào bắt đáy FTM vào thời điểm này hầu hết đều thua lỗ nặng.

Đà lao dốc kỷ lục của FTM diễn ra ngay sau khi Sở giao dịch chứng khoán TP.HCM (ngày 16/8) thông báo đưa FTM vào danh sách cổ phiếu không được giao dịch ký quỹ do lợi nhuận sau thuế trên BCTC soát xét 6 tháng năm 2019 là số âm.

FTM lỗ ròng 31 tỷ đồng trong nửa đầu năm 2019. Ảnh: FTM

FTM lỗ ròng 31 tỷ đồng trong nửa đầu năm 2019. Ảnh: FTM

Theo ghi nhận trong nửa đầu năm 2019, FTM đạt doanh thu 450 tỷ đồng, giảm 24% so với cùng kỳ 2018. Doanh nghiệp này lỗ ròng 31 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ có lãi 27,5 tỷ đồng. FTM hiện kinh doanh trong lĩnh vực sản xuất sợi cotton.

Theo giải trình từ phía FTM, sản lượng tiêu thụ cùng giá bán sản phẩm giảm mạnh do tác động tiêu cực của chiến tranh thương mại Mỹ-Trung tới nền kinh tế thế giới nói chung và ngành nghề kinh doanh của công ty này nói riêng do Mỹ và Trung Quốc là 2 thị trường xuất khẩu chủ lực của FTM. Cụ thể, giá bán sợi trong Qúy II/2019 chỉ dao động quanh ngưỡng 2.58-2.85 USD/kg, trong khi Qúy II/2018 là 3.02-3.2 USD/kg. Bên cạnh đó, giá nguyên liệu bông vẫn duy trì cũng khiến lợi nhuận gộp của FTM sụt mạnh do giá vốn không giảm.

Ngoài ra trước đó, nhiều cổ đông lớn của FTM đã có động thái bán ra lượng lớn cổ phiếu. Gần đây nhất, ngày 23/7/2019, cổ đông lớn Phạm Đình Giá đã bán ra 1,76 triệu cổ phiếu; ngày 22/5, cổ đông lớn Lâm Văn Đỉnh đã bán ra 281 ngàn cổ phiếu. Còn trước đó vào cuối 2018, các cổ đông lớn Lê Mạnh Thường, Nguyễn Duy Chiến và nhiều cá nhân khác cũng đã thoái hàng triệu cổ phiếu.

Trước diễn biến tồi tệ của FTM, ngày 14/9, ông Nguyễn Hoàng Giang đã gửi đơn xin từ nhiệm chức danh Chủ tịch HĐQT từ ngày 16/9/2019. Đáng chú ý, cùng ngày FTM lại đã công bố nghị quyết thông qua việc triển khai phương án phát hành 2,5 triệu cổ phiếu cổ phiếu để chi trả cổ tức năm 2017 và 1,25 triệu cổ phiếu để trả cổ tức năm 2018.

Vingroup lên kế hoạch ”khủng” cho VinFast

Vingroup lên kế hoạch tăng cường vốn đầu tư lớn cho hãng ô tô VinFast.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Minh Minh ([Tên nguồn])
Tin chứng khoán Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN