Chủ tịch bỗng dưng mất tích, cổ phiếu ngân hàng lớn của Trung Quốc lao dốc

Sự kiện: Kinh tế toàn cảnh

Ngày 17/2, giá cổ phiếu của China Renaissance  tụt 50%, sau khi ngân hàng đầu tư này không thể liên lạc với Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc điều hành Bao Phàm (Bao Fan).

Ông Bao Phàm, chủ tịch kiêm tổng giám đốc China Renaissance

Ông Bao Phàm, chủ tịch kiêm tổng giám đốc China Renaissance

“Ban lãnh đạo không nắm được thông tin nào cho thấy việc ông Bao vắng mặt có liên quan đến công việc hoặc hoạt động của tập đoàn, trong khi các hoạt động của tập đoàn vẫn diễn ra bình thường”, ngân hàng China Renaissance cho biết trong thông cáo đưa ra ngày 16/2.

Giá cổ phiếu của China Renaissance mất 50% trong phiên giao dịch sáng nay, xuống mức thấp kỷ lục 5 HKD, xóa sổ 2,8 tỷ HKD giá trị thị trường.

Ông Bao là người sáng lập China Renaissance và cũng là cổ đông nắm đa số cổ phần. Ông được đánh giá là một trong những lãnh đạo ngân hàng có quan hệ rộng nhất Trung Quốc, tham gia những vụ sáp nhập gây chú ý như giữa hai ứng dụng gọi xe Didi và Kuaidi, hai dịch vụ giao đồ ăn Meituan và Dianping, hai ứng dụng dịch vụ du lịch Ctrip và Qunar.

Ông Bao thành lập China Renaissance từ năm 2005 và đưa công ty ra niêm yết trên sàn Hong Kong từ năm 2018, huy động 346 triệu USD. Ông làm cố vấn cho một số tên tuổi lớn trong lần niêm yết lần đầu, như JD.Com, Kuaishou Technology và Didi trong lần niêm yết ở New York năm 2021.

China Renaissance cũng đầu tư tích cực vào lĩnh vực công nghệ.

Ông Bao biến mất vài ngày sau khi hãng bất động sản Seazen Group cho biết họ không thể liên lạc với phó chủ tịch của mình.

Việc ông Bao mất tích là một trong hàng loạt vụ mất tích của các lãnh đạo doanh nghiệp mà gần như không có lời giải thích nào.

Chỉ riêng trong năm 2015, ít nhất 5 lãnh đạo doanh nghiệp biến mất mà không có thông báo trước nào với công ty của họ, trong đó có Chủ tịch tập đoàn Fosun Quách Quảng Xương. Fosun sau đó cho biết ông Quách đang hỗ trợ điều tra liên quan đến vấn đề cá nhân.

Tỷ phú Jack Ma của tập đoàn Alibaba không xuất hiện trong một thời gian dài sau khi giới chức hủy đợt niêm yết của công ty con Ant Group. Alibaba không bao giờ thông tin ông Ma đang ở đâu, trong khi báo chí đưa tin về việc tỷ phú này xuất hiện ở châu Âu, Nhật Bản và Hong Kong (Trung Quốc).

Nguồn: [Link nguồn]

Cổ phiếu đắt nhất lịch sử thị trường chứng khoán Việt Nam nằm sàn sau 11 phiên trần

Nhà đầu tư mua vào VNZ trong phiên hôm qua đã lỗ ngay ít nhất 15%.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Bình Giang ([Tên nguồn])
Kinh tế toàn cảnh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN