Các doanh nghiệp ''ông lớn'' nhà nước lỗ, lãi ra sao?

Năm 2022, có nhiều doanh nghiệp nhà nước lãi lớn, nhưng cũng có không ít đơn vị lỗ nặng. Dự báo, năm tới, sẽ có nhiều khó khăn, thách thức buộc các doanh nghiệp nhà nước phải linh hoạt hơn...

Ngày 15/12, Ủy ban quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp (Ủy ban) tổ chức hội nghị tổng kết công tác năm 2022 và phương hướng nhiệm vụ năm 2023.

Ông Nguyễn Ngọc Cảnh - Phó Chủ tịch Ủy ban - cho biết, tổng doanh thu công ty mẹ của 19 tập đoàn, tổng công ty ước đạt 1,12 triệu tỷ đồng (bằng 114% kế hoạch và 133% so với năm 2021). Trừ Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) lỗ đột biến do nguyên nhân khách quan (không được tăng giá điện), tổng lợi nhuận trước thuế của 18 tập đoàn, tổng công ty ước đạt 39.219 tỷ đồng (bằng 173% kế hoạch và bằng 117% so với năm 2021).

15/19 tập đoàn, tổng công ty hoàn thành và vượt kế hoạch về doanh thu; 17/19 tập đoàn, tổng công ty hoàn thành và vượt kế hoạch về lợi nhuận trước thuế; 16/19 tập đoàn, tổng công ty hoàn thành và vượt kế hoạch về nộp ngân sách nhà nước.

Quang cảnh hội nghị.

Quang cảnh hội nghị.

Một số tập đoàn, tổng công ty vượt mức kế hoạch chỉ tiêu sản xuất, kinh doanh so với những năm trước. Tiêu biểu như Tập đoàn Dầu khí Việt Nam có tổng doanh thu hợp nhất ước đạt 543.103 tỷ đồng; lợi nhuận trước thuế hợp nhất ước đạt 79.462 tỷ đồng (bằng 319% kế hoạch và 154% so với năm 2021); nộp ngân sách nhà nước hợp nhất 133.315 tỷ đồng (bằng 206% kế hoạch và 118% so với năm 2021).

Tập đoàn xăng dầu Việt Nam có tổng doanh thu hợp nhất ước đạt 270.000 tỷ đồng. Tổng doanh thu công ty mẹ ước đạt 210.000 tỷ đồng (bằng 117% kế hoạch và 189% so với năm 2021) và nộp ngân sách ước đạt 11.000 tỷ đồng.

Tập đoàn than - khoáng sản Việt Nam có tổng doanh thu hợp nhất ước đạt 165.886 tỷ đồng (bằng 126% kế hoạch và 120% so với năm 2021); lợi nhuận trước thuế hợp nhất ước đạt 4.500 tỷ đồng (bằng 129% kế hoạch).

Tổng Công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam có tổng doanh thu công ty mẹ ước đạt 5.015 tỷ đồng (bằng 124% kế hoạch); lợi nhuận trước thuế ước đạt 2.176 tỷ đồng (bằng 417% kế hoạch và 1.162% so với năm 2021); nộp ngân sách nhà nước công ty mẹ ước đạt 756 tỷ đồng (bằng 181% kế hoạch và 104% so với năm 2021).

Tuy nhiên, bên cạnh đơn vị lãi lớn, vẫn còn một số tập đoàn, tổng công ty lỗ nặng. Cụ thể, Tập đoàn Điện lực Việt Nam ước lỗ 31.000 tỷ đồng do yếu tố khách quan không được tăng giá điện. Các tập đoàn, tổng công ty không hoàn thành kế hoạch doanh thu, không hoàn thành kế hoạch lợi nhuận trước thuế và không hoàn thành kế hoạch nộp ngân sách năm 2022 gồm: Tập đoàn Hoá chất Việt Nam; Tập đoàn Bưu chính viễn thông Việt Nam, Tổng Công ty viễn thông Mobifone, Tổng Công ty cà phê Việt Nam, Tổng Công ty đường sắt Việt Nam.

Theo đánh giá của Ủy ban, năm 2022, trong bối cảnh chịu ảnh hưởng tiêu cực của dịch COVID-19 và tình hình bất ổn thế giới làm cho một số doanh nghiệp thuộc Ủy ban lợi nhuận giảm mạnh, có doanh nghiệp lỗ lớn, giảm vốn chủ sở hữu.

Định hướng hoạt động năm 2023, Ủy ban yêu cầu các tổng công ty, tập đoàn vận dụng linh hoạt, sáng tạo, phù hợp với điều kiện thực tế của mỗi doanh nghiệp, phấn đấu hoàn thành ở mức cao nhất kế hoạch sản xuất, kinh doanh và đầu tư phát triển năm 2023.

“Tập đoàn, tổng công ty làm tốt công tác chuẩn bị đầu tư và giải ngân vốn đầu tư kịp thời để đẩy nhanh tiến độ các dự án đầu tư kinh doanh quan trọng, có tính kết nối, lan toả, tạo động lực, thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội. Đặc biệt, dự án đầu tư vào cơ sở hạ tầng, các dự án lớn, có ý nghĩa quan trọng nhiều mặt cả về kinh tế, chính trị và an ninh quốc phòng, an ninh năng lượng”, ông Cảnh cho biết.

Nguồn: [Link nguồn]

Lộ diện 2 địa phương tăng trưởng kinh tế cao nhất nhì cả nước năm 2022

Với tốc độ tăng trưởng ấn tượng, tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) của hai địa phương lần lượt đạt 20,7% và 19,8%, là hai tỉnh có tăng trưởng kinh tế cao nhất nhì cả...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Quỳnh Nga ([Tên nguồn])
Kết quả kinh doanh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN