Nếu không sa thải nhân sự, doanh nghiệp sẽ cắt những gì để giảm gánh nặng tài chính?

Sự kiện: Kinh tế toàn cảnh

Người Mỹ có phải lo lắng về làn sóng sa thải tiếp theo?

Trong ba tháng qua, Dumbo Moving, một công ty cung cấp dịch vụ chuyển nhà tại New York, đã giảm quy mô đáng kể, công ty biến 200 văn phòng thành kho lưu trữ, thu hẹp không gian làm việc của 100 văn phòng khác. Tỷ lệ này lớn gấp đôi quy mô thu hẹp của công ty trong cùng kỳ năm ngoái.

Trước nạn suy thoái, nhiều công ty hàng đầu đang tìm cách cắt giảm chi phí toàn diện, họ cố gắng hết sức để không phải sa thải nhân viên. Một trong những phương thức mà các công ty thường dùng là thu hẹp không gian, nói cách khác là bỏ bớt văn phòng. 

Một số công ty khác xóa bỏ các dịch vụ, ưu đãi đặc biệt cho nhân viên, ví dụ dịch vụ giặt là miễn phí của Meta. Có những công ty ngưng tuyển dụng cũng như tạm dừng các chuyến du lịch công tác, trong văn phòng thì họ bỏ bớt cà phê miễn phí, mua món ăn vặt rẻ tiền. Thậm chí đối với các phần mềm gặp mặt online, tổ chức sẵn sàng chuyển sang các phần mềm rẻ hơn, và miễn phí thì càng tốt.

Tất nhiên, khi đã cắt giảm dịch vụ, cơ sở vật chất hay không gian làm việc, thì một ngày nào đó người quản lý cũng phải nghĩ đến chuyện cắt giảm nhân sự. Kể cả nhân sự cấp cao cũng không nằm trong vòng an toàn. 

Trong năm nay, đã có nhiều vụ sa thải nhân sự cấp cao trong lĩnh vực công nghệ. 140.000 nhân viên công nghệ bị sa thải trong năm chỉ là một phần rất nhỏ trong tổng số nguồn nhân lực của ngành công nghệ tại Mỹ (hàng triệu người). Điều đáng chú ý, làn sóng sa thải diễn ra ngay sau làn sóng tuyển dụng hàng loạt. 

Tuy nhiên, các nhà kinh tế học nhận định một vài nhà tuyển dụng ngại sa thải nhân viên hơn trước kia, họ sợ mắc phải sai lầm mà nhiều người đã mắc trong thời kỳ đầu đại dịch: sa thải hàng loạt công nhân, khi kinh tế dần cải thiện thì lại mất công thuê họ trở lại.

Quay lại văn phòng để đối diện với tình hình suy thoái

Trong lịch sử, các doanh nghiệp luôn hướng đến cắt giảm không gian làm việc mỗi khi đương đầu với tình trạng suy thoái kinh tế, thậm chí trước khi mọi người có xu hướng làm việc từ xa. Công ty tư vấn Gartner cho hay gần 3/4 giám đốc tài chính muốn cắt giảm bất động sản của tổ chức vào cuối năm 2022, đây là mức cắt giảm lớn nhất năm. 

Cắt giảm không gian có thể ảnh hưởng đến kế hoạch quay lại văn phòng của các công ty. Tính đến nay, rất nhiều nhân viên đã quen với việc làm từ xa, ngay cả khi nhiều công ty đang đẩy nhanh kế hoạch quay trở lại văn phòng vào mùa hè và mùa thu này.

Nếu không sa thải nhân sự, doanh nghiệp sẽ cắt những gì để giảm gánh nặng tài chính? - 1

Rebecca Kehoe, Giáo sư nghiên cứu nguồn nhân lực tại Đại học Cornell, cho biết các công ty chưa đẩy mạnh việc quay trở lại văn phòng là các công ty có nhiều khả năng cắt giảm không gian nhất. Kehoe nhận định đây có thể là động lực thúc đẩy các tổ chức cởi mở với phương thức làm việc từ xa hơn. Làm việc từ xa có lợi ích kép là giúp công ty giữ chân nhân viên và có thể xoa dịu cảm giác khó chịu của nhân viên khi công ty thông báo không tăng lương. 

Theo Arpit Gupta, Phó Giáo sư tài chính tại Đại học New York, mức độ cắt giảm bất động sản sẽ phụ thuộc vào loại hình, quy mô và tuổi đời của công ty. Đối với tập đoàn lớn, bất động sản có thể chỉ là một khoản chi, trong khi với các công ty khởi nghiệp thì đó là cả một vấn đề.

Với một số công ty công nghệ thì thu hẹp không gian làm việc là thiết yếu bởi lĩnh vực công nghệ có nguy cơ đối diện với một cuộc suy thoái trong thời gian tới. Meta gần đây đã thông báo sẽ chi 3 tỷ đô để chấm dứt hợp đồng thuê trong năm nay và năm sau, họ mong sẽ tiết kiệm được ngân sách trong dài hạn. 

Năm 2021, trong khi đại dịch vẫn còn hoành hành, công ty cho phép nhân viên mọi cấp bậc được làm việc từ xa. Bẵng đi một năm - 2022, đến lúc mọi người đã thích nghi với thời kỳ bình thường mới, các công ty lại “xuống tay” sa thải nhân viên. Chỉ riêng tháng 11/2022, Meta đã sa thải “ngót nghét” 1.000 người. 

Bộ phận Tư vấn Kinh tế lượng (Econometric Advisors) tại công ty dịch vụ bất động sản CBRE dự đoán tỷ lệ văn phòng trống ở Mỹ sẽ tăng mạnh nhất vào năm tới, ở mức khoảng 19%. Hiện tại tỷ lệ này là 17%, cao nhất trong 30 năm qua. Julie Whelan, trưởng bộ phận tại CBRE, nghĩ rằng nhiều công ty không biết cách cắt giảm diện tích văn phòng hợp lý. Cô đưa ra lời cảnh báo: “Các công ty đã thu hẹp rất nhiều không gian làm việc trong suốt đại dịch nên họ phải thực sự cẩn thận để không thu hẹp quá tay khi bước vào thời kỳ suy thoái”.

Tạm biệt những cuộc họp qua Zoom!

Khi công ty tiếp tục thực hiện nhiều biện pháp chuyển đổi kỹ thuật số, họ sẽ dần phụ thuộc vào các phần mềm. Tuy nhiên, khi đánh giá cân nhắc về mức lạm phát ở mức 7,7% như năm ngoái, các công ty buộc phải “kén chọn” về phần mềm mình cần. 

Với mức lạm phát ở mức 7,7% như năm ngoái, các công ty buộc phải “kén chọn” về phần mềm mình cần.

Với mức lạm phát ở mức 7,7% như năm ngoái, các công ty buộc phải “kén chọn” về phần mềm mình cần.

Theo dữ liệu của ETR, 1/3 các doanh nghiệp đang hướng đến việc cách cắt giảm chi tiêu cho công nghệ bằng phương thức hợp nhất. Hợp nhất doanh nghiệp là việc hai hoặc một số công ty có thể hợp thành một tổ chức lớn hơn. 

Và một tổ chức lớn hơn cũng giúp xin giấy phép bản quyền phần mềm dễ dàng, thuận tiện hơn. Sau cùng, tổ chức hưởng lợi vẫn là tập đoàn công nghệ khổng lồ như Microsoft và Google, hoặc những công ty cung cấp nhiều dịch vụ khác nhau - hội nghị truyền hình, ứng dụng trò chuyện, bảng tính, tài liệu, hệ thống quản lý năng suất, điện toán đám mây…

Điều này có nghĩa là nếu bạn có phần mềm Zoom bản quyền, bạn vẫn phải thực hiện các cuộc gọi qua Google Meet hoặc Microsoft 365 bản quyền. Các tổ chức cảm thấy an toàn khi sử dụng những phần mềm mình đã mua và xin giấy phép sử dụng.

Alexander Bant, trưởng bộ phận nghiên cứu tại Gartner cho hay, động thái cắt giảm này hơi trái ngược so với những gì chúng ta đã thấy trước đó, các giám đốc điều hành từng rất hào phóng và chịu chi cho các phần mềm giúp thúc đẩy năng suất làm việc từ xa. “Họ đã chọn nhiều công cụ khác nhau nhưng bây giờ lại tìm cách hợp nhất”, Bant nói.

Việc hợp nhất ít có khả năng xảy ra nếu phần mềm từ lâu đã giúp hệ thống của công ty hoạt động hiệu quả, hoặc nếu phần mềm thuộc lĩnh vực mà công ty ngại mạo hiểm. Theo ETR, các lĩnh vực có mức tăng trưởng chi tiêu cao nhất là an ninh mạng và phân tích dữ liệu. 

Phần mềm bán hàng cũng tương đối an toàn trong mắt các công ty. Bant cho biết: “Các giám đốc tài chính đang thực sự ưu tiên phần mềm thúc đẩy doanh số bán hàng trong thời gian ngắn thay vì đổi mới dài hạn và phát triển sản phẩm mới".

Mức độ cắt giảm chi tiêu tổng thể của công ty phụ thuộc vào thời gian và mức độ nghiêm trọng của tình trạng suy thoái kinh tế. Tuy nhiên, hiện tại, công việc của mọi người đã tạm an toàn, những cuộc trò chuyện về cắt giảm chi phí xoay quanh vấn đề bất động sản và công nghệ nhiều hơn là nhân sự. 

Nguồn: [Link nguồn]

Hàng nghìn công nhân Mỹ sốc và thất vọng khi bị sa thải đột ngột trong đêm

Lãnh đạo của United Furniture Industries (UFI), công ty nội thất ở Mississippi (Mỹ) đã sa thải hơn 2.700 công nhân vào đêm 21/11.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Đông Hà ([Tên nguồn])
Kinh tế toàn cảnh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN