Bộ Công Thương cảnh báo các dấu hiệu lừa đảo góp vốn đầu tư kiểu Ponzi
Mô hình đầu tư kiểu Ponzi đang nổi lên với hứa hẹn lãi suất rất lớn, gấp nhiều lần lãi suất thông thường do các tổ chức tín dụng áp dụng, là lừa đảo.
Phòng Điều tra và xử lý các hành vi cạnh tranh không lành mạnh, cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng (bộ Công Thương) vừa thông tin mô hình đầu tư kiểu Ponzi đang nổi lên trong thời gian qua với hứa hẹn lãi suất rất lớn, gấp nhiều lần lãi suất thông thường do các tổ chức tín dụng áp dụng, là lừa đảo.
Mô hình này thường yêu cầu, kêu gọi, dụ dỗ người tham gia góp vốn đầu tư liên tục và sụp đổ khi có một lượng lớn các nhà đầu tư đã tham gia đột nhiên rút vốn hoặc không thể kêu gọi thêm nhà đầu tư mới.
Thông thường với mô hình đầu tư kiểu Ponzi, nhà đầu tư được chào mời tham gia các dự án đầu tư với lãi suất hấp dẫn, tỷ lệ hoàn vốn cao.
Tiền đầu tư hoặc góp vốn thay vì được sử dụng để tái đầu tư sinh ra lợi nhuận để trả lãi thì lại được dùng để trả cho nhà đầu tư trước đó và bản chất không có bất kỳ hoạt động đầu tư sinh lời nào.
Thông thường với mô hình đầu tư kiểu Ponzi, nhà đầu tư được chào mời tham gia các dự án đầu tư với lãi suất hấp dẫn, tỷ lệ hoàn vốn cao.
Các cơ quan của bộ Công Thương cho hay, trong lịch sử, vụ lừa đảo theo mô hình Ponzi lớn nhất tính đến nay do Berni Madoff - một trùm kinh doanh tài chính phố Wall cầm đầu. Các nạn nhân đến từ nhiều quốc gia khác nhau đã bị lừa với số tiền thiệt hại lên tới 65 tỷ USD.
Để tăng độ hấp dẫn, những người tổ chức mô hình Ponzi thường sử dụng những dự án liên quan đến các sản phẩm công nghệ mới để thu hút các nhà đầu tư.
Đặc biệt, việc các đồng tiền ảo, như Bitcoin, được chấp nhận sử dụng tại một số quốc gia như một loại tiền và có thể được giao dịch trên các sàn giao dịch trực tuyến hoặc được sử dụng để mua hàng hóa hoặc dịch vụ có thể dẫn tới nguy cơ những kẻ lừa đảo sử dụng mô hình Ponzi để thu hút các nhà đầu tư vào các loại tiền ảo tương tự.
Theo bộ Công Thương, mô hình Ponzi được nhận diện qua một số dấu hiệu như: kêu gọi đầu tư làm giàu nhanh, hứa hẹn trả lãi suất cao ngất, cam kết không có rủi ro hoặc rủi ro đầu tư rất thấp, hoàn vốn theo tỷ lệ cố định, khó rút vốn.
Nhằm hạn chế người tham gia rút vốn khi đến hạn, các đối tượng lừa đảo thường đưa ra mời chào các gói đầu tư tiếp với lãi suất cao hơn.
Nguồn: [Link nguồn]
Việc các sàn cam kết mang lại lợi nhuận cao với rủi ro thấp, thậm chí không rủi ro..., thì hầu hết đều là lừa đảo