Biến thể Omicron xuất hiện, một tuần thổi bay 3,7 nghìn tỷ USD vốn hoá TTCK toàn cầu

Sự kiện: Kinh tế toàn cảnh

Dù những thông tin về biến thể Omicron chưa thực sự rõ ràng, tuy nhiên nó đã làm vốn hóa thị trường chứng khoán thế giới giảm 3% trong tuần trước.

Vốn hóa thị trường toàn cầu đã giảm 3,7 nghìn tỷ USD, tương đương 3%, trong tuần qua khi biến thể Omicron lây lan, làm lung lay niềm tin của nhà đầu tư và rút tiền ra khỏi các loại cổ phiếu liên quan đến du lịch như các hãng hàng không và hàng hóa bao gồm dầu.

Biến thể Omicron xuất hiện, một tuần thổi bay 3,7 nghìn tỷ USD vốn hoá TTCK toàn cầu - 1

Các thị trường trái phiếu đang được định giá trên cơ sở hạn chế nới lỏng tiền tệ cũng như suy thoái kinh tế. Nhưng các thị trường vẫn đang chờ đợi tác động của biến thể mới và giá của các loại tài sản có thể nhạy cảm với những biến động trong thời gian tới.

Các nhà đầu tư đã giảm số lượng nắm giữ các tài sản rủi ro trong hơn một tuần qua và vốn hóa thị trường chứng khoán ở Nhật Bản, Hoa Kỳ và Châu Âu đã giảm nhanh chóng từ 4% -5% so với trước khi có tin tức về biến thể Omicron vào cuối tháng 11. Các ngành liên quan đến du lịch như hàng không và khách sạn đã chứng kiến một dòng tiền đáng kể.

Giá cổ phiếu của U.S Global Jets, một quỹ chuyên theo dõi cổ phiếu ngành hàng không, đã rơi xuống 20 USD, mức giá trước khi các thông tin tích cực về quá trình phát triển vaccine Covid-19 xuất hiện.

Soichiro Matsumoto, giám đốc chiến lược đầu tư tại đơn vị Credit Suisse, Nhật Bản, cho biết: “Thật khó để quay trở lại cuộc sống trước Covid-19, nhất là các chuyến công tác thường xuyên.”

Đến sáng 5/12, biến thể Omicron đã được xác định ở ít nhất 15 tiểu bang của Hoa Kỳ bao gồm Hawaii và New York. Do đà lây lan dịch bệnh này có thể cản trở quá trình bình thường hóa nền kinh tế và chuỗi cung ứng, Goldman Sachs đã hạ dự báo năm 2022 về tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội của Hoa Kỳ 0,4 điểm phần trăm xuống 3,8%.

Bảng đánh giá phản ứng của chính phủ do Đại học Oxford thực hiện, chuyên đánh giá những hành động của phía chính phủ trên thang điểm từ 0 đến 100. Các biện pháp giãn cách xã hội đang dần gia tăng mức độ tại châu Âu, với mức điểm 70 được ghi nhận tại Đức. Các nhà đầu tư cũng lo lắng về việc cuộc khủng hoảng chuỗi cung ứng sẽ diễn biến tồi tệ hơn nếu như các biện pháp phong tỏa được áp dụng tại Đông Nam Á và nhiều khu vực khác, nơi đặt nhà máy của nhiều doanh nghiệp lớn.

Thị trường hàng hoá, vốn đang có đà tăng giá mạnh trong thời gian vừa qua, đã trở nên nhạy cảm vì biến chủng Omicron. Giá hợp đồng dầu thô tương lai tại Mỹ đã giảm 13% trong phiên giao dịch 26/11 vì những lo ngại xung quanh đại dịch.

Trên thị trường trái phiếu, lợi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm và 30 năm đã sụt giảm do những lo ngại về suy thoái kinh tế trong trung và dài hạn vì biến chủng Omicron. Tuy nhiên, một quan điểm đang ngày một lan rộng đó chính là việc áp lực lạm phát sẽ vẫn được duy trì trong ngắn hạn khiên cho các ngân hàng trung ương đẩy nhanh quá trình siết chặt các chính sách tiền tệ nới lỏng.

Nguồn: [Link nguồn]

Kiếm bộn nhờ sao chép “cá mập” chứng khoán, tại sao không?

Thị trường chứng khoán có tới hàng ngàn cổ phiếu, bởi vậy, lựa chọn cơ hội đầu tư không phải là dễ. Nhất là với...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Huy Nguyễn (Theo Nikkei) ([Tên nguồn])
Kinh tế toàn cảnh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN