Bất ngờ phát lộ hàng loạt công ty “ma” nhập hàng Trung Quốc cung cấp cho Asanzo

Sự kiện: Kinh Doanh

Sau "cú phốt lịch sử" về xuất xứ hàng hóa của Asanzo, các siêu thị điện máy và cửa hàng bán lẻ đã ngưng bán sản phẩm của công ty này. Sở Công Thương TP.HCM đã rà soát hoạt động của công ty CP tập đoàn Asanzo và có báo cáo gửi bộ Công Thương. Thông tin trong báo cáo này gây nhiều bất ngờ.

Bất ngờ phát lộ hàng loạt công ty “ma” nhập hàng Trung Quốc cung cấp cho Asanzo - 1

Các sản phẩm của Asanzo thuộc phân khúc bình dân.

Hàng Asanzo “mất hút”

Khảo sát thị trường Hà Nội cho thấy, ngay sau khi xuất hiện thông tin điện máy Asanzo là hàng Trung Quốc "đội lốt" xuất xứ Việt Nam, dù không có một thông báo chính thức nào, song siêu thị điện máy Nguyễn Kim đã ngừng bán ra thị trường toàn bộ sản phẩm điện máy từ Asanzo.

Anh Hoành, nhân viên bán hàng tại siêu thị Nguyễn Kim (Hà Đông, Hà Nội) cho biết: "Hiện tại các sản phẩm của Asanzo đều được chúng tôi đóng thùng, dỡ khỏi kệ hàng, không cho bán ra thị trường để chờ kết luận chính thức từ cơ quan chức năng". Sau khi từ chối bán tivi thương hiệu Asanzo, nhân viên này giới thiệu khách hàng một sản phẩm cùng mức giá "nhưng là hàng Việt Nam, sản xuất tại Việt Nam, dùng tốt hơn Asanzo rất nhiều".

Trên trang web của Nguyễn Kim cũng không hiển thị kết quả tìm kiếm từ khóa "Asanzo". Tương tự, các website tại hệ thống điện máy Chợ Lớn, Adayroi các sản phẩm của Asanzo cũng không được bày bán. Trong khi đó, khảo sát tại hệ thống siêu thị Điện Máy Xanh, cửa hàng này vẫn bày bán bình thường, một nhân viên ở đây nói: "Chúng tôi không ngừng bán sản phẩm Asanzo khi có thông tin chính thức từ cơ quan quản lý cũng như nhà cung cấp".

Tuy nhiên, nhân viên này cũng cho biết, toàn bộ tivi nhãn hiệu Asanzo là hàng nhập khẩu từ Trung Quốc. Mặc dù vậy, trên website của Điện Máy Xanh, toàn bộ sản phẩm thương hiệu Asanzo đã được rút xuống. Còn tại một số hệ thống cửa hàng điện máy ở Hà Nội như Media Mart, Pico, một số nhân viên thông tin từ trước tới giờ không nhập hàng của Asanzo bán. Thậm chí, chưa từng nghe tên nhãn hiệu Asanzo.

Trên thị trường, tại các cửa hàng bán đồ điện tử, gia dụng nhỏ lẻ, nhiều chủ cửa hàng cho biết, khách hàng tìm kiếm sản phẩm Asanzo vắng hẳn so với trước đó ngay sau khi báo chí đồng loạt đưa tin về lùm xùm của công ty này.

Anh Quỳnh, chủ cửa hàng điện tử trên phố Bà Triệu thông tin với báo chí: "Asanzo là hàng thuộc phân khúc rẻ, bình dân được nhiều người tìm mua. Cửa hàng chúng tôi có bán ấm siêu tốc, bếp điện từ Asanzo nhưng khoảng 3 ngày trở lại đây, khi giới thiệu sản phẩm Asanzo khách hàng từ chối mua".

Trong khi đó, tại thị trường TP.HCM, nhân viên của hệ thống điện máy Chợ Lớn cho biết quyết định ngưng bán được công ty đưa ra từ 16h ngày 21/6. Nhân viên bán hàng của siêu thị điện máy Nguyễn Kim tại quận Tân Bình cũng cho hay tất cả sản phẩm của hãng Asanzo đều bị "đóng" lại, "không cho trưng bày nữa", "không cho bán ra thị trường".

Ông Trần Nguyễn Tuấn Anh - Giám đốc kinh doanh mua vào hệ thống điện máy Thiên Hòa cho biết, sau khi có thông tin về việc Asanzo trên báo chí, đơn vị đã ngưng kinh doanh tivi thương hiệu Asanzo trên toàn hệ thống và yêu cầu nhà cung cấp này có giải đáp rõ ràng về nguốc gốc sản phẩm theo đúng quy định pháp luật.

Tương tự, ông Đặng Thanh Phong, Giám đốc truyền thông Điện Máy Xanh, cho biết đã làm việc với nhà cung cấp này để yêu cầu cung cấp tài liệu và giải thích về thông tin trên báo chí. Đơn vị cam kết làm sáng tỏ và đảm bảo quyền lợi chính đáng cho khách hàng mua sản phẩm Asanzo. "Trường hợp phát hiện Asanzo gian dối xuất xứ, chúng tôi sẽ không kinh doanh mặt hàng thương hiệu này", ông Phong khẳng định.

Asanzo cố tình khai báo sai về xuất xứ

Trước đó, nhiều tờ báo đưa tin, các sản phẩm điện máy của công ty Cổ phần tập đoàn Asanzo (địa chỉ quận Bình Tân, TP.HCM) được chứng nhận "Hàng Việt Nam chất lượng cao do người tiêu dùng bình chọn", công nghệ Nhật Bản nhưng thực chất là hàng Trung Quốc "đội lốt" xuất xứ Việt Nam.

Bà Vũ Kim Hạnh, Chủ tịch hội Doanh nghiệp hàng Việt Nam chất lượng cao cho biết, bên cạnh thông tin điều tra của báo chí, Hội có cơ sở đối chiếu khác là hồ sơ doanh nghiệp do Asanzo nộp thể hiện sự cố tình khai báo sai về xuất xứ hàng của Asanzo.

"Điều này là vi phạm điều lệ sử dụng danh hiệu mà doanh nghiệp đã cam kết khi nhận. Từ đó, Hội tước quyền sử dụng nhãn hiệu chứng nhận "Hàng Việt Nam chất lượng cao" để chấm dứt tình trạng gian lận và vi phạm điều lệ sử dụng", bà Vũ Kim Hạnh khẳng định.

Liên quan đến vụ việc, sáng 24/6, sở Công Thương TP.HCM đã có văn bản báo cáo bộ Công Thương kết quả rà soát hoạt động của công ty CP tập đoàn Asanzo liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của sở Công Thương. Trong báo cáo gửi bộ, sở Công Thương TP.HCM cho biết trước phản ánh công ty Asanzo nhập hàng Trung Quốc về ghi xuất xứ Việt Nam, Sở đã chủ động rà soát hoạt động của công ty này.

Cụ thể, Sở đã đề nghị hội Doanh nghiệp hàng Việt Nam chất lượng cao TP.HCM báo cáo cụ thể về danh hiệu "Hàng Việt Nam chất lượng cao" do hội cấp cho công ty Asanzo. Về bảo vệ người tiêu dùng: Đến thời điểm này, hội Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng TP.HCM chưa nhận được đơn thư khiếu nại, phản ánh của người tiêu dùng về sản phẩm Asanzo.

Về hoạt động khuyến mãi: Tất cả hồ sơ thông báo khuyến mãi sản phẩm Asanzo đều thực hiện theo thủ tục thông báo khuyến mãi theo quy định, hình thức khuyến mãi chủ yếu là "Mua hàng tặng hàng". Theo sở Công Thương, công ty CP tập đoàn Asanzo hoạt động theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh do sở Kế hoạch và Đầu tư TP.HCM cấp ngày 20/10/2016; hiện đang sản xuất, kinh doanh các mặt hàng điện gia dụng (smart TV, bếp hồng ngoại, bình đun nước, lò nướng, nồi cơm điện, lò vi sóng, máy xay sinh tố, bàn ủi...), điện lạnh (máy lạnh, quạt, quạt làm mát) và điện tử (điện thoại đi động).

Tại TP.HCM, sản phẩm của Asanzo được phân phối tại khoảng 143 điểm bán của hệ thống Điện máy Chợ Lớn, Nguyễn Kim, Điện máy xanh, Thiên Hòa, Vinpro cùng các cửa hàng bán lẻ điện máy truyền thống tập trung tại các khu vực chuyên kinh doanh điện tử như khu vực Nhật Tảo, Hùng Vương và các trang thương mại điện tử (Shopee, Sendo, Lotte.vn, Lazada, adayroi...).

Thời gian tới, Sở sẽ tiếp tục phối hợp cục Quản lý thị trường, các đơn vị liên quan kiểm tra, xác minh thông tin.

Cũng liên quan đến vấn đề này, ngày 22/5/2019, cục Hải quan TP.HCM có văn bản trả lời báo Tuổi Trẻ về việc hàng loạt công ty "ma" nhập hàng từ Trung Quốc cung cấp cho Asanzo. Theo đó, hải quan cho biết hiện nay chưa có căn cứ để xác định địa chỉ đăng ký kinh doanh của các doanh nghiệp nhập khẩu hàng Trung Quốc cung cấp cho Asanzo không có thật hoặc giám đốc "ảo".

Sau vụ lùm xùm này, thương hiệu Asanzo cũng bị nhà sản xuất chương trình Shark Tank-Thương vụ bạc tỷ mùa 3 ngưng hợp tác ở vị trí đối tác chiến lược.

Trước đó, ông Phạm Văn Tam - Chủ tịch Asanzo gây nhiều bất ngờ trong cộng đồng khởi nghiệp khi công bố quỹ đầu tư 200 tỷ đồng Asanzo Startup Fund. Quỹ này sẽ đồng hành cùng chương trình Shark Tank Việt Nam mùa 3 nhằm chắp cánh cho những giấc mơ khởi nghiệp. Asanzo cũng đồng hành cùng Shark Tank mùa 3 với tư cách là một đối tác chiến lược. Tuy nhiên, sau khi vụ việc lập lờ về xuất xứ hàng hóa của Asanzo bị khui ra, trao đổi với VnEconomy, bà Lê Hạnh, Giám đốc Sản xuất chương trình Shark Tank Việt Nam - Thương vụ Bạc tỷ cho biết, chương trình sẽ ngưng hợp tác với Asanzo ở vị trí đối tác chiến lược.

"Chúng tôi đang từng bước làm việc với Asanzo, tinh thần là ngưng nhận làm đối tác chiến lược. VTV cũng đã ra thông báo không phát sóng các chương trình Shark Tank có sự xuất hiện của Shark Tam", bà Lê Hạnh nói.

Thủ tướng yêu cầu xác minh việc Asanzo nhập hàng nước ngoài dán mác Việt Nam

Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Tài chính - Cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo 389 quốc gia chủ trì, phối hợp với Bộ Công...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Đ.V ([Tên nguồn])
Kinh Doanh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN