Ai đang âm thầm mua vào vàng giữa lúc thị trường còn thận trọng?

Sự kiện: Giá vàng
00:00 / 0:00
Chuẩn
Tốc độ đọc

Khi niềm tin vào trái phiếu chính phủ Mỹ lung lay vì gánh nặng nợ công ngày càng tăng, vàng đang trở thành lựa chọn đáng cân nhắc với giới đầu tư toàn cầu. Theo chuyên gia Thorsten Polleit, dù giá vàng có thể điều chỉnh trong ngắn hạn, nhưng về dài hạn, kim loại quý này sẽ còn tiếp tục tăng giá khi rủi ro kinh tế ngày một lớn.

Vì sao vàng tiếp tục hấp dẫn trong bối cảnh nợ công Mỹ tăng cao?

Giá vàng kết thúc tuần với mức tăng vững chắc, duy trì trên mốc 3.300 USD/ounce. Theo Thorsten Polleit – Giáo sư danh dự ngành Kinh tế học tại Đại học Bayreuth và là tác giả của báo cáo Boom & Bust, nguyên nhân chính đến từ tâm lý lo ngại trước tình trạng nợ công Mỹ ngày càng vượt tầm kiểm soát.

Ông Polleit cho rằng, khi niềm tin vào khả năng chi trả của chính phủ Mỹ giảm sút, các nhà đầu tư sẽ dần rút khỏi trái phiếu kho bạc để chuyển sang các tài sản có tính trú ẩn như vàng. Mặc dù không loại trừ khả năng giá vàng có thể điều chỉnh trong ngắn hạn, ông nhận định đây sẽ là cơ hội mua vào hấp dẫn với mục tiêu dài hạn.

Thực tế, tuần qua, việc Moody’s hạ xếp hạng tín nhiệm nợ công Mỹ đã khiến thị trường tài chính phản ứng mạnh. Giá vàng nhờ đó nhanh chóng phục hồi và giữ vững vị thế trên 3.300 USD/ounce.

Bên cạnh đó, một đợt đấu giá trái phiếu kỳ hạn 20 năm không đạt kỳ vọng giữa tuần cũng cho thấy sự cảnh giác của giới đầu tư với tài sản nợ của Mỹ.

Ông Polleit cho rằng, nền kinh tế Mỹ đang bắt đầu cảm nhận rõ hậu quả từ nhiều thập kỷ chi tiêu tài khóa thiếu kiểm soát. Gánh nặng nợ công không chỉ cản trở tăng trưởng mà còn góp phần thổi bùng lạm phát.

Hiện tại, Mỹ đang đứng trước thế tiến thoái lưỡng nan. Nếu Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) giữ chính sách tiền tệ trung lập trong bối cảnh lạm phát cao, lãi suất tăng sẽ khiến nền kinh tế rơi vào suy thoái nghiêm trọng. Ngược lại, nếu Fed hạ lãi suất để hỗ trợ kinh tế, điều đó có thể làm tăng lạm phát và làm giảm lợi suất thực, từ đó khiến vàng càng hấp dẫn hơn.

Ông ví tình hình hiện nay giống như một chú hề xiếc đang tung hứng nhiều quả bóng cùng lúc. Có thể ban đầu vẫn kiểm soát được, nhưng đến lúc nào đó, chỉ cần thêm một yếu tố bất ổn nữa là tất cả sẽ đổ vỡ.

Trong bối cảnh rủi ro ngày một dày đặc như vậy, theo Polleit, vàng chính là tài sản mà các nhà đầu tư nên nắm giữ để phòng vệ.

Ai đang âm thầm mua vào vàng giữa lúc thị trường còn thận trọng? - 1

Ai đang âm thầm mua vào vàng giữa lúc thị trường còn thận trọng?

Tuy tình hình kinh tế bất ổn và lạm phát dai dẳng đang hỗ trợ cho giá vàng, nhưng ông Polleit cũng thừa nhận rằng nhiều nhà đầu tư nhỏ lẻ vẫn còn do dự khi giá vàng đang ở vùng cao.

Tuy nhiên, ông lưu ý rằng các ngân hàng trung ương – lực lượng có sức ảnh hưởng lớn – vẫn đang lặng lẽ tăng cường dự trữ vàng. Điều này giúp tạo nên một “sàn giá” quanh mức 3.000 USD/ounce cho vàng trong ngắn và trung hạn.

Sự ổn định từ nhu cầu mua vàng của khối ngân hàng trung ương giúp củng cố niềm tin của giới đầu tư dài hạn, ngay cả khi dòng tiền đầu cơ ngắn hạn có thể dao động. Đây cũng là một tín hiệu cho thấy vai trò tiền tệ của vàng đang được củng cố.

Theo Polleit, trong lúc các nhà đầu tư cá nhân còn đang cân nhắc, thì những bước đi của khối chính thức lại đang góp phần giữ giá vàng ở mức cao và tạo lực đỡ mạnh mẽ cho chu kỳ tăng tiếp theo.

Polleit cho rằng giá vàng hiện đang ở trong giai đoạn tích lũy và đây là thời điểm hợp lý để các nhà đầu tư đánh giá lại vai trò của vàng trong danh mục tài sản của mình.

Mặc dù nhu cầu đầu tư vàng đã tăng trở lại, nhưng theo ông, mức độ vẫn còn thấp hơn đỉnh điểm vào năm 2020 – thời kỳ cao trào của đại dịch. Điều này có nghĩa là dư địa tăng thêm vẫn còn nhiều nếu bối cảnh rủi ro tiếp tục leo thang.

Thông điệp chính từ Polleit là: vàng đang trên đà tăng giá dài hạn. Nhà đầu tư có thể tận dụng thời điểm giá chưa bứt phá hoàn toàn để sắp xếp lại danh mục, trong đó nên dành một phần cho kim loại quý này.

Việc nắm giữ vàng không chỉ mang tính phòng vệ trước lạm phát và khủng hoảng tài chính, mà còn là cách đa dạng hóa tài sản trước những bất định chính sách ngày càng khó lường.

Rủi ro nào còn có thể ảnh hưởng đến xu hướng của vàng?

Dù triển vọng vàng được đánh giá tích cực, Polleit không phủ nhận rằng các yếu tố ngắn hạn vẫn có thể khiến giá vàng biến động. Ví dụ như sự hồi phục bất ngờ của kinh tế Mỹ, các hiệp định thương mại mới hoặc chính sách tiền tệ ít "diều hâu" hơn từ Fed.

Ngoài ra, nếu lạm phát giảm mà không ảnh hưởng tiêu cực đến tăng trưởng, vàng cũng có thể chịu áp lực giảm giá trở lại vùng 3.000 USD/ounce.

Tuy nhiên, ông nhấn mạnh rằng những đợt giảm giá như vậy nên được xem là cơ hội mua vào, thay vì là dấu hiệu tiêu cực cho dài hạn. Quan trọng là nhà đầu tư phải nhìn tổng thể bức tranh kinh tế và xu hướng tài chính toàn cầu.

Với những yếu tố dài hạn như nợ công cao, lạm phát khó kiểm soát và đồng USD yếu dần, vàng vẫn là tài sản có triển vọng sáng nhất trong danh mục đầu tư chiến lược.

Giá vàng tiếp tục lập kỷ lục mới khi tiến sát mức 3.100 USD/ounce, bất chấp các dấu hiệu quá mua trên thị trường. Các chuyên gia cho rằng, đà tăng này...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Yến Nhi (Theo Kitco) ([Tên nguồn])
Giá vàng Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN