Sau tai nạn suýt chết, chàng trai 20 tuổi trở thành sếp ngân hàng sở hữu 16 tỷ USD

Sự kiện: Kinh tế toàn cảnh

Là sếp ngân hàng giàu nhất thế giới, ông Kotak luôn nhớ về mối duyên nợ tình cờ khiến ông có trong tay khối tài sản khổng lồ như hiện tại.

Tỷ phú vượt bão Covid-19 ngoạn mục

Tỷ phú Uday Kotak sinh ra ở bang Gujarat, miền tây Ấn Độ. Ông vốn là 1 vận động viên cricket chuyên nghiệp. Sau khi bị một trái bóng đập vào đầu năm 20 tuổi, ông Uday Kotak phải phẫu thuật khẩn cấp. Chàng thanh niên 20 tuổi Uday Kotak dứt lòng từ bỏ sự nghiệp thể thao đầy tiềm năng.

Thời gian phục hồi chấn thương, Uday Kotak làm công việc buôn bán bông vải của gia đình, đồng thời học lấy bằng MBA tại Viện Nghiên cứu Quản trị Jamnalal Bajaj trước khi khởi nghiệp trong lĩnh vực tài chính vào năm 1985 ở tuổi 26.

Năm 1985, ông Uday Kotak khởi nghiệp với khoản vay 3 triệu rupee (41.000 USD) từ gia đình và bạn bè.

Ông lập ra công ty Kotak Capital Management Finance, chỉ như một cửa hàng giao dịch tiền tệ nhỏ với 2 nhân viên.

Một năm sau ông hợp tác với ông Anand Mahindra, hiện là Chủ tịch của Tập đoàn sản xuất ôtô Mahindra Group, mở rộng hoạt động sang cho vay, môi giới chứng khoán, đầu tư, bảo hiểm.

Kotak Mahindra chính thức trở thành ngân hàng từ năm 2003.

Trong khi Ấn Độ đang vật lộn với cuộc khủng hoảng cho vay trong bóng tối thì ngân hàng Kotak Mahindra của Kotak đứng vững lấy được lòng tin của các nhà đầu tư.

Ông Kotak siết chặt chế độ vay nợ đối với các lĩnh vực rủi ro, giảm cho vay đối với các công ty vừa và nhỏ và các cá nhân không có thế chấp.  

Khủng hoảng tín dụng đen bao phủ Ấn Độ, ngân hàng Kotak Mahindra của ông Kotak vẫn tăng trưởng mạnh mẽ, giá cổ phiếu Kotak Mahindra Bank tăng 17% trong năm 2020.  

Ngân hàng Kotak Mahindra sẽ là một trong những người chiến thắng lớn nhất khi Ấn Độ thoát khỏi cuộc suy thoái do COVID-19 gây ra.

Hiện tại, Kotak vẫn đang nắm quyền điều hành công ty và ông đang tìm cách tiếp quản đối thủ IndusInd Bank.

Động thái thông minh của vị đại gia này sẽ củng cố vị trí của ngân hàng Kotak Mahindra như một trong những công ty cho vay tư nhân hàng đầu của Ấn Độ và giúp tăng tài sản lên hơn 80%.

Chiến lược quản trị thông minh

Năm 2006, Kotak Mahindra dừng hợp tác với Goldman Sachs sau hơn 1 thập kỷ. Lúc này, ông Kotak giành thêm quyền kiểm soát ngân hàng.

Khác với các công ty gia đình Ấn Độ, ông Kotak không đưa các thành viên gia đình vào hội đồng quản trị hoặc các vị trí điều hành cấp cao. Nhờ đó, ngân hàng luôn được các nhà đầu tư tin tưởng.

Kotak đã thăng hạng nhờ giữ chiến lược bảo lãnh phát hành mạnh mẽ và tránh cho vay các lĩnh vực rủi ro.

Thay vào đó, ông tập trung vào việc mở rộng các khoản vay có tài sản đảm bảo cho thiết bị nông nghiệp, thế chấp và xe cộ, theo Deepak Jasani, người đứng đầu bộ phận nghiên cứu bán lẻ tại HDFC Securities Ltd.

Doanh nhân Anand Mahindra nói rằng quyết định đặt cược vào ông Kotak hồi thập niên 1980 là vô cùng sáng suốt. "Tôi nhớ cả cha và chú đã hỏi tôi vào thời điểm đó tại sao tôi lại đặt nhiều niềm tin vào chàng trai trẻ mới ra trường này. Tôi nói với họ rằng tôi có linh cảm một ngày nào đó chúng tôi sẽ rất vui khi được gắn tên mình cùng với cậu ấy. Lúc đó tôi chỉ có một cảm giác mạnh mẽ về tiềm năng của cậu ấy mà thôi".

Ngoài 70 tuổi, ông Kotak sở hữu khối tài sản 16 tỷ USD và trở thành sếp ngân hàng giàu nhất thế giới. Trong vòng 20 năm, Uday Kotak đã biến công ty của mình từ những bước khởi đầu thành một tập đoàn tài chính tầm cỡ.

Ông Anand Mahindra, Chủ tịch của Mahindra Group ở Mumbai dành nhiều lời khen cho vị tỷ phú tài năng này: "Ông Kotak không chỉ là sếp ngân hàng giàu nhất thế giới, mà còn là một trong những vị sếp ngân hàng thông minh nhất. Ông hiểu điều tạo nên một ngân hàng bền vững và lâu dài không chỉ là các chiến lược thông minh mà còn là sự quản trị vững vàng".

Nguồn: [Link nguồn]

Choáng váng với độ giàu có của hoàng tử UAE: Sở hữu nhiều CLB bóng đá TG, siêu xe, du thuyền không thiếu

Không chỉ vung tiền thâu tóm các CLB bóng đá nổi tiếng thế giới, Sheikh Mansour - hoàng tử UAE còn sở hữu nhiều du thuyền,...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Thanh Minh ([Tên nguồn])
Kinh tế toàn cảnh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN