Sau phức hợp 80.000 tỷ đồng, tỷ phú Trịnh Văn Quyết có tham vọng lớn với dự án đường sắt

Sự kiện: Kinh tế toàn cảnh

Sau khu phức hợp 80.000 tỷ đồng tại TPHCM, mới đây tập đoàn FLC của tỷ phú Trịnh Văn Quyết tiếp tục gây chú ý với đề xuất làm dự án đường sắt Viêng Chăn - Vũng Áng.

Theo đó, mới đây, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch & Đầu tư - Nguyễn Chí Dũng vừa chuyển đề xuất của Tập đoàn FLC đến Chính phủ Lào, về việc tham gia hợp tác nghiên cứu, đầu tư tuyến đường sắt Viêng Chăn - Vũng Áng.

Cụ thể, trong văn bản, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho biết đây là một trong những dự án trọng điểm được Lãnh đạo Đảng, Nhà nước Việt Nam và Lào quan tâm. Ngày 10/1/2022, hai bên đã thống nhất tập trung thúc đẩy để sớm hoàn thành. Ngày 12/1/2022, Công ty Cổ phần Tập đoàn FLC đã gửi văn bản đề xuất tham gia hợp tác, nghiên cứu, đầu tư dự án này.

Tập đoàn FLC của tỷ phú Trịnh Văn Quyết đề xuất làm dự án đường sắt Viêng Chăn - Vũng Áng.

Tập đoàn FLC của tỷ phú Trịnh Văn Quyết đề xuất làm dự án đường sắt Viêng Chăn - Vũng Áng.

Theo Bộ Giao thông Vận tải (GTVT), tuyến đường sắt Vũng Áng - Tân Ấp - Mụ Giạ cùng với tuyến Mụ Giạ - Viêng Chăn (Lào) có chiều dài 550 km, trong đó chiều dài trên lãnh thổ Việt Nam đoạn từ Vũng Áng đến cửa khẩu Việt – Lào là 119 km. Dự án có tổng mức đầu tư hơn 5 tỷ USD, phần vốn đầu tư bên Việt Nam là gần 1,6 tỷ USD theo hình thức PPP.

Với công văn này, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch & Đầu tư mong muốn hai Ủy ban hợp tác hai nước phối hợp, chỉ đạo các cơ quan, đơn vị liên quan, tạo điều kiện cho Công ty CP Tập đoàn FLC sớm gặp gỡ, trao đổi với đối tác phía Lào về khả năng hợp tác, nghiên cứu phát triển dự án.

Trong một diễn biến liên quan, mới đây, Công ty Cổ phần Tập đoàn FLC của tỷ phú Trịnh Văn Quyết cũng vừa đề xuất đầu tư khu đô thị nghỉ dưỡng Smart Eco City tại xã Tân Nhựt và xã Bình Lợi, huyện Bình Chánh (TP. HCM), với quy mô 1.154ha, tổng mức đầu tư khoảng 80.000 tỷ đồng.

Điểm nhấn của toàn dự án là tòa tháp Landmark cao 99 tầng nằm ở lõi dự án, được kỳ vọng sẽ trở thành một công trình biểu tượng mới tại phía Tây Tp.HCM.

Tập đoàn của tỷ phú Trịnh Văn Quyết cũng là doanh nghiệp duy nhất đăng ký thực hiện dự án khu đô thị Yên Lạc Green City tại thị trấn Yên Lạc và các xã Bình Định, Trung Nguyên (Vĩnh Phúc) với tổng mức đầu tư khoảng 2.096 tỷ đồng.

Về tình hình kinh doanh, luỹ kế cả năm 2021, doanh thu thuần của FLC đạt trên 6.700 tỷ đồng. Nguồn thu lớn nhất của FLC là bán hàng hóa, thành phẩm… chiếm gần 3.800 tỷ đồng. Kế đến là mảng bất động sản với đóng góp vào khoảng 2.145 tỷ đồng.

Đáng chú ý, doanh thu dịch vụ chỉ là 944 tỷ đồng, giảm 80% so với năm ngoái do ngành hàng không gặp khó khăn. Hiện, FLC đang sở hữu 21,7% vốn tại hãng hàng không Bamboo Airways. Giá gốc khoản đầu tư vào Bamboo Airways là 4.015 tỷ đồng nhưng giá trị hợp lý hiện chỉ còn 3.514 tỷ đồng. Như vậy, FLC đang lỗ hơn 500 tỷ đồng từ Bamboo Airways.

Khấu trừ chi phí, FLC ghi nhận lãi gộp gần 413 tỷ đồng, tăng mạnh so với mức lỗ hàng nghìn tỷ đồng cùng kỳ. Doanh nghiệp ghi nhận lợi nhuận trước thuế gần 163 tỷ đồng; sau thuế 83,6 tỷ đồng, giảm 73% so với năm 2020. So với kế hoạch là 15.250 tỷ doanh thu và 880 tỷ LNST, FLC năm qua chỉ thực hiện được khoảng 45% chỉ tiêu doanh thu và vỏn vẹn 9,5% chỉ tiêu lợi nhuận.

Tổng tài sản của FLC tại thời điểm cuối tháng 12/2021 ghi nhận gần 34.000 tỷ đồng, giảm hơn 10%, trong đó nợ phải trả cũng giảm nhẹ so với hồi đầu năm.

Trong năm 2022, FLC đặt mục tiêu doanh thu trong năm 2022 gần 27.000 tỷ đồng, với lợi nhuận ước tính 2.100 tỷ đồng (con số này chưa bao gồm các mảng hàng không, hay đầu tư thi công vốn liên quan mật thiết đến hoạt động kinh doanh của FLC).

Nguồn: [Link nguồn]

Bỏ túi thêm hơn 260 tỷ đồng, đại gia Nam Định Nguyễn Đức Tài sở hữu khối tài sản thế nào?

Trái ngược với diễn biến tiêu cực của thị trường chứng khoán Việt Nam trong phiên giao dịch ngày 22/2, đại gia Nam Định Nguyễn Đức Tài vẫn bỏ túi thêm hơn 260 tỷ đồng nhờ...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Trung Kiên ([Tên nguồn])
Kinh tế toàn cảnh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN