Đại gia tuần qua: Phần lớn cổ phần Bamboo Airways nằm "trong tay" tỷ phú Quyết và nhóm liên quan

Sự kiện: Kinh tế toàn cảnh

Chi tiết cơ cấu cổ đông của hãng hay Bamboo Airways lần đầu đã được công bố.

Ông Trịnh Văn Quyết và nhóm thân FLC vẫn nắm hơn 94% Bamboo Airways

Trong hồ sơ gửi Sở Giao thông vận tải Mỹ (DOT) để mở đường bay từ Việt Nam tới nước này, Bamboo Airways lần đầu công bố chi tiết cơ cấu cổ đông của hãng.

Cụ thể, cổ đông lớn nhất của Bamboo Airways tại thời điểm lập hồ sơ ngày 1/6 là ông Trịnh Văn Quyết, Chủ tịch của hãng bay và cũng là Chủ tịch của Công ty CP Tập đoàn FLC, với 56,5% cổ phần của Bamboo Airways.

Cổ đông lớn tiếp theo là Công ty CP Tập đoàn FLC, nắm 25,85% cổ phần của hãng bay. Tiếp đến là Công ty CP Quản lý vốn & Tài sản FLC Holding (FCA) với 6,27% và Công ty CP Xây dựng FLC Faros (ROS) với 5,63% cổ phần. Các cổ đông cá nhân và tổ chức khác chiếm 5,75% cổ phần của Bamboo Airways.

Như vậy, 94,25% cổ phần của Bamboo Airways đang trong tay nhóm cổ đông thân FLC.

Vingroup của tỷ phú Vượng xin ưu đãi thuế, phí cho ôtô điện

Tại cuộc họp với lãnh đạo Chính phủ, các bộ, ngành diễn ra gần đây, Tập đoàn Vingroup đề nghị chính sách thí điểm ưu đãi cho ngành sản xuất ôtô điện. Cụ thể, Vingroup đề xuất thí điểm ưu đãi thuế tiêu thụ đặc biệt và lệ phí trước bạ trong 5 năm với ôtô điện.

Trước đề xuất này, Phó thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái và các cơ quan tham gia cuộc họp đều nhất trí rằng cần có giải pháp mạnh, quyết liệt để hỗ trợ phát triển sản xuất ôtô điện tại Việt Nam theo Nghị quyết 23/2018 của Bộ Chính trị về chính sách phát triển công nghiệp quốc gia đến 2030, tầm nhìn 2045 và quyết định về chiến lược phát triển ngành công nghiệp ôtô đến 2025, tầm nhìn 2035.

Vingroup của tỷ phú Vượng xin ưu đãi thuế, phí cho ôtô điện.

Vingroup của tỷ phú Vượng xin ưu đãi thuế, phí cho ôtô điện.

Phó thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành, cơ quan tiếp tục nghiên cứu, sớm tham mưu cho Chính phủ, Thủ tướng các giải pháp, chính sách đồng bộ để khuyến khích sản xuất, sử dụng ôtô điện.

Đối với kiến nghị của Vingroup, Phó thủ tướng Lê Minh Khái giao Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành hoàn thiện nội dung đánh giá về chính sách ưu đãi cho ôtô điện. Trong đó, cần làm rõ sự cần thiết, đánh giá và hướng xử lý phù hợp với thẩm quyền, quy định pháp luật (các văn bản pháp luật cần ban hành, sửa đổi, bổ sung, tiến độ thực hiện...).

Ông Johnathan Hạnh Nguyễn muốn lập hãng bay chở hàng hóa

Công ty CP IPP Air Cargo do ông Johnathan Hạnh Nguyễn làm chủ tịch vừa có văn bản đề nghị Bộ KHĐT và các bộ ngành liên quan xem xét chủ trương thành lập hãng hàng không chở hàng.

Theo đó, doanh nghiệp của ông Johnathan Hạnh Nguyễn muốn thành lập hãng hàng không IPP Air Cargo chuyên vận tải hàng hóa phạm vi nội địa và quốc tế. Dự án sẽ do Công ty CP IPP Air Cargo làm chủ đầu tư.

 Ông Johnathan Hạnh Nguyễn muốn lập hãng bay chở hàng hóa.

 Ông Johnathan Hạnh Nguyễn muốn lập hãng bay chở hàng hóa.

Doanh nghiệp này đăng ký kinh doanh ngày 10/3, ông Johnathan Hạnh Nguyễn giữ vị trí chủ tịch hội đồng quản trị. Người đại diện pháp luật, kiêm tổng giám đốc của doanh nghiệp là bà Lê Hồng Thủy Tiên (vợ ông Johnathan Hạnh Nguyễn).

Dự án hãng hàng không chở hàng IPP Air Cargo có tổng mức đầu tư theo hồ sơ là 2.400 tỷ đồng, trong đó 30% là vốn chủ sở hữu, 70% còn lại sẽ là vốn huy động. Cũng theo hồ sơ, hãng sẽ khai thác 5 máy bay chở hàng trong năm đầu tiên hoạt động. Đến năm thứ 2, đội bay của hãng sẽ tăng lên 7 chiếc và năm thứ 3 tăng lên 10 chiếc.

Con trai ông Trần Đình Long bị dừng mua 5 triệu cổ phiếu Hòa Phát

Ủy ban Chứng khoán Nhà nước có yêu cầu dừng giao dịch mua cổ phiếu HPG – Công ty CP Tập đoàn Hòa Phát theo thông báo giao dịch ngày 18/5 của ông Trần Vũ Minh (con trai ông Trần Đình Long, Chủ tịch HĐQT Hòa Phát).

Theo đó, cơ quan quản lý giao dịch chứng khoán cho biết ông Minh sẽ không được thực hiện mua vào 5 triệu cổ phiếu HPG như đã đăng ký do trong Nghị quyết Đại hội đồng cổ đông ngày 22/4 của Hòa Phát chưa xác định rõ đối tượng chuyển nhượng lô cổ phiếu trên theo quy định của Luật Chứng khoán năm 2019.

Sau khi nhận được thông báo này, HĐQT Hòa Phát cũng đã ban hành Nghị quyết mới thông qua việc chốt danh sách cổ đông lấy ý kiến bằng văn bản, để xác định rõ đối tượng chuyển nhượng, nhận chuyển nhượng lô 5 triệu cổ phiếu HPG trong giao dịch trên theo quy định.

Đáng chú ý, nếu mua vào thành công 5 triệu cổ phiếu HPG này, ông Trần Vũ Minh và những người thân trong gia đình sẽ nâng tỷ lệ sở hữu tại Hòa Phát vượt mức 35% cổ phiếu có quyền biểu quyết.

Em trai bầu Thụy cũng mua vào cổ phiếu LienVietPostBank

LienVietPostBank vừa có thêm thông báo về giao dịch cổ phiếu của người nội bộ và người có liên quan người nội bộ nhà băng. Theo đó, ông Nguyễn Xuân Thủy (em trai ông Nguyễn Đức Thụy) đăng ký mua vào 1 triệu cổ phiếu LPB. Mục đích của giao dịch cũng là để tăng tỷ lệ sở hữu tại ngân hàng.

Hiện cá nhân ông Thủy không nắm giữ vai trò nào trong ban lãnh đạo LienVietPostBank và chỉ nắm 616.500 cổ phiếu LPB. Nếu giao dịch trên thành công, em trai bầu Thụy sẽ nâng sở hữu cá nhân tại ngân hàng lên trên 1,6 triệu cổ phiếu, tương đương 0,15% vốn điều lệ.

Theo thông báo, giao dịch dự kiến diễn ra từ 8/6 đến 7/7, thông qua phương thức khớp lệnh hoặc thỏa thuận.

Nguồn: [Link nguồn]

Ông chồng quốc dân vung tiền biến vợ thành tỷ phú thế giới

Sở hữu khối tài sản 17 tỷ USD, "ông chồng quốc dân" bỏ hết phía sau, lùi về hậu trường, vung tiền biến vợ thành...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Thiên Lý ([Tên nguồn])
Kinh tế toàn cảnh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN